Lao động tự do điêu đứng, thất nghiệp vì dịch Covid-19

11:06 | 24/08/2020

DNTH: Dịch Covid-19 tiếp tục tác động mạnh đến đời sống, việc làm của hàng triệu người lao động vốn chưa kịp “gượng dậy” sau đợt dịch lần thứ nhất.

Cuộc sống của những người lao động tự do, mưu sinh trên các tuyến phố của Hà Nội vốn đã khó khăn, nay lại càng thêm khó khăn hơn.

Dọc những con phố Hàng Đào, Hàng Ngang kéo dài cho đến chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi mưu sinh của nhiều người bán hàng rong. Họ bán đồ ăn, trà đá hay những món ăn vặt cho khách du lịch và dân hàng phố... Nhưng nay, chỉ còn lác đác vài người tiếp tục bám trụ mưu sinh.

lao dong tu do dieu dung that nghiep vi dich covid 19
Lao động tự do là đối tượng chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19.

Lao động tự do - chờ việc hoặc cầm cự để qua ngày

Ở một góc khuất cuối phố Hàng Đào, chị Phùng Thị Mơ, bán bún đậu chia sẻ: 25 năm gánh hàng bán khắp các con phố nhưng chưa bao giờ chị thấy buôn bán ế ẩm như bây giờ. Dịch Covid-19 khiến nhiều người lao động mất việc, người dân cũng chi tiêu dè dặt hơn.

Gương mặt tỏ rõ sự mệt mỏi, chị Phùng Thị Mơ cho biết: "Tôi chỉ bán cho nhân viên các cửa hàng, trước các cửa hàng ở đây 5 nhân viên, bây giờ chỉ 1-2 nhân viên. Mà thường có 3 người là họ tự nấu cơm rồi. Nhiều người cứ bảo mình bán được vài cân bún bõ gì, nhưng lãi ít cũng phải bán, không có lấy gì mà ăn. Hôm kia đi còn đủ ăn thôi. Thừa 20 cái đậu mang về sốt cà chua, cắm cơm gia đình ăn".

Còn chị Kiều Thị Hiệp quê ở huyện Hoài Đức, Hà Nội, đang thuê trọ ở Xa La, Hà Đông chia sẻ, hàng ngày dậy sớm, chạy xe hơn 10 cây số lên phố Hàng Ngang để bán hàng. Gánh hàng của chị là ngô, khoai, sắn và lạc luộc, mỗi thứ một chút. Nhiều hôm ế hàng, tiền chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng không thể về quê bởi về quê không có việc, lấy gì nuôi con? Mặc dù, thu nhập giảm đến hơn một nửa, nhưng được đồng nào hay đồng ấy.

"Chồng tôi chạy xe ôm giờ này nhưng ít khách lắm. Tôi vẫn đi chợ, khi nào nhà nước bảo nghỉ thì nghỉ thôi. Nhưng giờ ở nhà không có tiền tiêu, không có đồng ra đồng vào mà chi nhiều khoản. Nói chung chi phí hà tiện, hạn chế tiêu pha. Một tháng còn phải để ra 3-4 triệu gửi về quê cho con", chị Đông nói.

Không chỉ hàng rong, những lao động tự do làm nghề bốc vác, chở hàng thuê ở nhiều tỉnh xa về Hà Nội cũng lao đao vì ít việc. Chợ Đồng Xuân vắng khách, hàng chục người làm nghề bốc vác thuê cũng đã phải chuyển sang làm nguoi vận chuyển hàng vặt hay không tìm được việc gì khác.. Tại các khu vực như cầu Mai Động, cuối đường Trần Khánh Dư… không khó để tìm thấy hàng chục người lao động ngồi chờ việc.

Anh Trần Hướng, quê ở Thanh Hóa, hơn 15 năm làm nghề cửu vạn tại Hà Nội cho biết: ngày nắng cũng như ngày mưa, anh cùng một số người khác dậy từ 6 giờ sáng đứng ở ngã tư Phùng Khoang giao với Lê Văn Lương chờ người đến thuê làm việc. Đi làm từ tết chỉ đủ nuôi thân, buồn lắm nhưng vẫn phải cố.

"Anh em bốc vác dạo này ít khách gọi lắm, công việc không có. Ngày kiếm được 300.000-400.000, nhưng cũng có ngày không có người thuê. Phải lên đây đi làm kiếm sống chứ về quê, ruộng bán cho khu công nghiệp rồi. Tôi cũng lo dịch chứ nhưng không đi làm lấy gì mà tiêu, không có tiền sinh hoạt", anh Hướng buồn rầu nói.

Những lao động tự do như chị Hiệp, chị Mơ, anh Hướng chỉ là 3 trong số hàng nghìn người đang cố cầm cự, mưu sinh trên những con phố của Hà Nội. Mặc dù dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao thì gánh nặng mưu sinh đối với họ càng thêm nặng nề.

Người dân chi tiêu tiết kiệm hơn

Theo nghiên cứu của Mạng lưới Hành động vì Lao động Di cư (M.net) trong tháng 4 vừa qua, hơn 50% lao động di cư ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là nhóm lao động phi chính thức ở cơ sở dịch vụ, du lịch, nhóm bán hàng rong. Trong đó, gần 40% người lao động tự do bị mất 100% thu nhập, 12% người lao động mất 75% thu nhập.

lao dong tu do dieu dung that nghiep vi dich covid 19
Lao động tự do mất gần như toàn bộ thu nhập vì dịch Covid-19.

Đặc biệt, nhóm bán hàng rong, sau giãn cách xã hội, quay lại công việc hàng ngày thì bị giảm thu nhập bởi nhiều yếu tố như tâm lý và hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi. Đa phần người dân chi tiêu tiết kiệm hơn, chuyển sang mua bán hàng online nhiều hơn… Do đó, thu nhập của nhóm lao động di cư phần lớn giảm từ 20-30%.

Bà Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe cộng đồng ánh sáng cho rằng: Nếu Chính phủ không có biện pháp, chiến lược quyết liệt từ bây giờ thì thời gian tới, lực lượng lao động tự do, nhóm lao động yếu thế sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn nữa.

Theo bà Giang, có 3 nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ, giúp nhóm lao động tự do, lao động yếu thế vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. "Giải pháp mang tính khẩn cấp tạm thời mà hiệu quả. Thời gian qua hành động của Chính phủ ban hành gói hỗ trợ kịp thời. Thứ 2 giải pháp mang tính lâu bền hơn, là phát triển kinh tế xã hội. Bởi nhóm lao động phi chính thức bị ảnh hưởng lớn, khi mọi khía cạnh của nền kinh tế đi xuống, nhu cầu của người dân giảm xuống, bởi chủ yếu họ cung cấp dịch vụ thông thường, đơn giản của người dân, tay nghề thấp, nền kinh tế phục hồi họ mới có cơ hội cung cấp được", bà Giang phân tích.

"Giải pháp tạo nên việc làm bền vững, cơ hội việc làm bền vững cho nhóm này như: nâng cao kỹ năng tay nghề của họ, khai thác tiềm lực của địa phương như thế nào. nhóm giải pháp này mang tính cốt lõi để chúng ta đứng trước mọi biến động. Đó là tạo ra được thị trường lao động bền vững", bà Giang nhấn mạnh.

Một tin vui đối với người lao động, đó là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề xuất Chính phủ thực hiện gói hỗ trợ lần 2 cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với số đối tượng được mở rộng hơn lần 1 bao gồm cả lao động tự do mất việc làm với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng, thời gian áp dụng từ tháng 9 đến tháng 12/2020.

Theo các chuyên gia, bên cạnh những gói hỗ trợ khẩn cấp, Chính phủ cần có những giải pháp bền vững để người lao động, nhất là lao động khu vực phi chính thức, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất không bị rơi vào trạng thái “cùng cực”, để không người dân nào bị bỏ lại phía sau”.

Kim Thanh - Phương Thoa

Theo VOV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí

DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

XEM THÊM TIN