Lão nông chế máy tuốt lạc “vừa rẻ vừa khỏe”, nhiều người hỏi mua

20:56 | 23/08/2019

DNTH: Sau thời gian dài tìm tòi nghiên cứu, ông Lưu Quang Trương (SN 1957, xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã sáng chế thành công máy tuốt lạc (đậu phộng).

Sáng chế vì bà con cần

Nhờ kinh nghiệm làm thợ sửa chữa cơ khí nhiều năm trong làng, 5 - 6 năm trước, ông Trương đã mày mò tạo ra chiếc máy ép dầu lạc bằng tay có khả năng ép tối đa 60 lít dầu/ngày. Chưa hài lòng, năm 2015, tận dụng các vật liệu cũ, ông Trương cải tiến thành chiếc máy ép chạy điện. Chiếc máy được vận hành thông qua trục truyền động nối với động cơ là máy D8 hoặc các động cơ điện công suất từ 3.500W trở lên.

Cùng với máy ép, ông Trương còn tạo ra nhiều loại máy có chức năng khác nhau, tạo thành một hệ thống ép dầu lạc liên hoàn, từ xát vỏ, lọc hạt, xay thành bột, hấp chín bột đến ép dầu. Hệ thống khá gọn nhẹ, dễ lắp đặt, sử dụng và sửa chữa…

lao nong che may tuot lac “vua re vua khoe”, nhieu nguoi hoi mua hinh anh 1

Ông Trương đã sáng chế, sản xuất thành công 4 chiếc máy tuốt lạc. Ảnh:  C.T

“Trong những năm gần đây, trên địa bàn xã và các vùng lân cận, một số nông dân trồng lạc đang có nhu cầu mua sắm máy nhưng vẫn chưa tìm kiếm được nơi sản xuất và bán giá cả phù hợp. Vào thời điểm thu hoạch lạc thường thiếu lao động nhặt củ lạc. Chính vì thế, tôi đã tìm tòi nghiên cứu sáng chế chiếc máy tuốt lạc này” - ông Trương nói.

Để làm được chiếc máy như ý muốn này, ông Trương phải trải qua nhiều lần thất bại. Đến nay, ông Trương đã sản xuất được 4 chiếc máy tuốt lạc. Máy của ông Trương có giá thành rẻ nên nhiều người ở xa cũng đến hỏi mua.

Dễ vận hành, hiệu quả cao

Theo ông Trương, trung bình một chiếc máy tuốt khoảng 1 tấn thành phẩm lạc tươi/ngày và 600kg lạc khô/ngày. Máy tuốt lạc có thể chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu hoặc điện. Nếu chạy bằng điện tiêu tốn khoảng 8kW điện/ngày, còn chạy xăng dầu tốn khoảng 3 lít/ngày.

Máy rất dễ vận hành, di chuyển, phù hợp với mọi địa hình và năng suất tăng gấp 10 lần so với cách sản xuất theo phương pháp làm truyền thống. So với chiếc máy ép dầu bằng tay, hệ thống chạy điện ép dầu nhanh hơn, năng suất cũng cao hơn (10 lít dầu/lần/40 phút), dầu lạc cũng được ép kiệt hơn.

Một chiếc máy tuốt khoảng 1 tấn thành phẩm lạc tươi/ngày và 600kg lạc khô/ngày. Máy có thể chạy bằng xăng dầu hoặc điện. Nếu chạy bằng điện, tiêu tốn khoảng 8kW điện/ngày, còn chạy xăng dầu tốn khoảng 3 lít/ngày.

2 lao động vận hành máy mỗi ngày có thể ép tối đa 150 - 200 lít dầu, cùng khoảng 350kg bã lạc, trung bình cứ 3kg lạc khô cho 1 lít dầu. Hiện nay, ngoài tự ép dầu lạc bán với giá 100.000 đồng/lít, ông Trương còn nhận ép dầu thuê với giá 12.000 đồng/lít.

“Công việc tập trung từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch, là mùa thu hoạch lạc. Trừ chi phí, gia đình tôi thu khoảng 1,6 triệu đồng/ngày” - ông Trương nói.

Được biết, với 1ha lạc, nếu bán hạt, trung bình nông dân thu 56 triệu đồng còn ép lấy dầu bán có thể thu 74 - 75 triệu đồng. Sau khi ép dầu, người dân còn thêm khoản lợi từ các phế phẩm: Vỏ lạc bón cây trồng rất tốt, đặc biệt với cây lan; bã lạc dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc phân hữu cơ.

Hiện nay, ông Trương còn đóng bã lạc thành từng bánh, bán 5.000 đồng/kg bánh tươi và 8.000 đồng/kg bánh khô. Hiệu quả cao hơn từ việc bán nguyên liệu chế biến thay vì bán thô đã khiến một số nông dân trong xã chuyển đổi cây trồng khác sang trồng lạc khiến diện tích lạc của xã Cam An Nam mấy năm gần đây tăng đáng kể.

Bà Triệu Thị Kim Chi – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam An Nam cho hay, ông Lưu Quang Trương tuổi cao nhưng rất đam mê nghiên cứu, sáng chế nhiều chiếc máy phục vụ sản xuất hiệu quả. Ông Trương cải tiến máy phát cỏ thành máy làm cỏ sắn, mía đoạt giải Khuyến khích Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật năm 2014 - 2015; máy xoay ép dầu lạc bằng thủy lực, đoạt giải Ba Hội thi khoa học kỹ thuật năm 2016 - 2017 và chiếc máy tuốt lạc, đang tham gia Hội thi khoa học kỹ thuật do tỉnh Khánh Hòa tổ chức.

Theo bà Chi, những chiếc máy do ông Trương làm ra đều giúp bà con tiết kiệm được thời gian, giảm được nhân công và nâng cao lợi nhuận.

 

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

XEM THÊM TIN