Lễ dâng tâm hương ngày hóa Đức Thánh Tản và chiêm bái tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ

18:28 | 13/12/2018

DNTH: DN&TH; Tại Đền Trung (Tây cung thần điện, nay thuộc địa phận xã Minh Quang, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) trong các ngày 11,12,13/12/2018 tức ngày 5,6,7/11/2018 âm lịch đã diễn ra “Lễ dâng hương ngày Hóa Đức Thánh Tản và Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt”. Đến dự có đồng chí Hà Xuân Hưng - Bí thư huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Hà - Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Bạch Công Tiến Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện cùng các đồng chí lãnh đạo các phòng ban trong huyện, lãnh đạo xã Minh Quang và hàng nghìn du khách thập phương, nhiều vị khách quý đã về tham dự Nghi lễ trong không khí hân hoan, trang trọng và tôn nghiêm.

Trưởng ban tổ chức Lễ dâng hương ông Đỗ Mạnh Hưng - UV Thường vụ huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện đọc diễn văn khai mạc.

Đền Trung linh thiêng - cội nguồn khởi tạo sự bất tử của Đức Thánh Tản

Đây là ngôi đền “Linh thiêng bậc nhất của xứ Đoài”, thờ Tam vị Quốc Chủ Đại Vương Thượng Đẳng Tối Linh Thần (Đức Thánh Tản Viên Sơn) cùng dưỡng mẫu Cao Sơn Thần Nữ Thượng Ngàn Công Chúa và các lạc tướng, lạc hầu dưới triều đại Hùng Vương thứ 18 năm 258 TCN.

Đời đời con cháu nhớ Đức Thánh Tản với những huyền tích xa xưa và sự kết nối máu thịt của một thời đại lịch sử dân tộc Việt từ thuở hồng hoang dựng nước. “Lễ dâng hương ngày hóa Đức Thánh Tản” chính là Nghi lễ thiêng liêng và quan trọng nhất về Ngài, mang ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các thế hệ; tri ân công đức các bậc thánh nhân, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ban tổ chức (UBND Huyện Ba Vì, Hội Di sản Văn hóa Thăng Long Hà Nội, BQL Di tích Đền Trung Ba Vì Hà Nội, CLB bảo tồn tín ngưỡng Thờ Mẫu Hà Nội) đã thực hiện chương trình với nhiều hoạt động: Cúng Thánh, lễ rước lô nhang (từ đền thờ Mẫu xuống dưới sân đền), khai mạc Lễ dâng hương, Lễ rước nghi trượng; màn trống hội... và đặc biệt là hoạt động Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ diễn ra trong hai ngày (6,7/11.2018 âm lịch).

Các đại biểu tham dự buổi lễ

Lãnh đạo UBND huyện Ba Vì dâng hương trong buổi lễ.

Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại đền Trung Ba Vì

Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng. Tôn thờ người Mẹ, đồng nghĩa với mong muốn bảo trợ, sinh sôi, sáng tạo. Tín ngưỡng này hướng về đời sống thực tại, trần tục, gần gũi bởi đạo Mẫu quan tâm trước hết đến đời sống trần gian của con người về nhiều mặt như sức khỏe, tiền tài, may mắn, hạnh phúc…

Tục thờ Mẫu cũng thể hiện một cách độc đáo tinh thần yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn bởi các nhân vật được thờ ở các phủ, điện thờ Mẫu, thường là những anh hùng đã anh dũng chiến đấu hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Trong làng xã và đô thị miền Bắc từ xa xưa đều thờ các Thánh Mẫu rất tôn nghiêm. Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ rồi Tứ phủ. Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tương ứng với các miền khác nhau trong vũ trụ, đó là: Thiên phủ (miền trời), Nhạc phủ (miền rừng núi) và Thoải phủ (miền sông nước). Đứng đầu mỗi phủ là một vị Thánh Mẫu, gồm: Mẫu Thượng Thiên (Mẫu đệ Nhất) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây, mưa, sấm, chớp. Mẫu Thượng Ngàn (Mẫu đệ Nhị) trông coi miền rừng núi, gắn bó với con người cùng cỏ, cây, chim, thú. Còn Mẫu Thoải (Mẫu đệ Tam) trông coi các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.

Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại đền Trung Ba Vì có sự tề tựu của 12 Thanh đồng trẻ đến từ các vùng miền trên cả nước. Họ là những tầng lớp, những nụ hoa đẹp kế tiếp các thanh đồng tiền bối đề hoằng dương cho tín ngưỡng thờ Mẫu - một hình thức diễn xướng tiêu biểu đặc sắc và ấn tượng nhất trong nền văn hóa dân gian Việt Nam: Hầu đồng. Đây là nghi lễ có ý nghĩa nguyện cầu cho quốc thái dân an, cho thế giới hòa bình và cho chúng nhân loại được cát khánh. Sự độc đáo về hình thức kết hợp những yếu tố điển tích, nhạc, cảnh sắc…; không chỉ tạo nên không gian tâm linh huyền bí mà còn thể hiện được nét uy nghi, sang trọng, vẻ đẹp trong sáng của người Việt.

Các Thanh đồng tuy còn trẻ nhưng cũng đã nhiều năm phụng sự Tiên thánh Tam, Tứ Phủ và đã thể hiện các giá đồng một cách nghiêm cung kính, tạo nên những nét uy nghiêm đặc sắc của Tiên Thánh với những trang phục khăn áo cổ truyền, đậm bản sắc văn hóa, gắn kết giữa các vùng miền, các dân tộc. Thông qua đó ta thấy được sự thể hiện tính cách, hình ảnh của Tiên Thánh thật khéo léo tài tình, lúc biến nam thần, lúc hóa nữ thần, những vũ điệu uyển chuyển, duyên dáng.

Những giá đồng chính đã được thực hiện tại Liên hoan lần này: Quan lớn đệ Nhất, đệ Nhị, đệ Tam... Chầu bà đệ Nhị Thượng Ngàn, Cô Bơ Thoải, Chầu Năm Suối Lân, Cô Chín Cửu Tỉnh, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Chầu bà Lục Cung...

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 01/12/2016. 

 PV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đặc sắc “Lễ hội tình yêu” năm 2025

DNTH: Từ ngày 28/4 đến ngày 30/4 diễn ra chương trình: “Lễ hội tình yêu" năm 2025 tại quảng trường Thống Nhất, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Chương trình hội tụ của tinh hoa văn hóa dân tộc đúc kết từ bề dày lịch...

Sinh viên Nguyễn Thị Khánh Huyền thành công chinh phục danh hiệu Hoa khôi Báo chí 2025

DNTH: Trong đêm Chung kết cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí - Press Beauty 2025, Nguyễn Thị Khánh Huyền có phần trả lời ứng xử thuyết phục bằng tiếng Việt và tiếng Anh, để lại dấu ấn sâu sắc về một cô gái can đảm vượt qua nỗi tự...

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình

DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống

DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

XEM THÊM TIN