Lễ hội Tiên Lục vang danh xứ Kinh Bắc
00:21 | 19/04/2022
DNTH: Hằng năm, cứ vào độ cuối xuân, khi hoa dã hương bung nở cũng là thời điểm diễn ra lễ hội Tiên Lục, sự kiện vang danh vùng đất xứ Kinh Bắc.
Lễ hội cuối cùng của mùa xuân tại Lạng Giang
Hàng năm, vào khoảng thời gian từ ngày 18 - 20 tháng 3 âm lịch, thời điểm cuối mùa xuân, Nhân dân xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang lại tưng bừng mở hội. Lễ hội diễn ra ở cụm Di tích Tiên Lục gồm: đình Viễn Sơn, cây dã hương ngàn năm, đình Thuận Hoà, chùa Quang Phúc, đền Tiên Lục. Lễ hội mang ý nghĩa suy tôn những vị thần linh, những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người giàu lòng nhân ái, những người có công dạy truyền nghề, giúp dân chống thiên tai…

Theo lịch sử để lại, lễ hội được tổ chức vào những ngày này, là nhân sự kiện khánh thành chùa Quang Phúc sau 3 năm chùa được trùng tu (20 tháng 3 năm Vĩnh Thịnh thứ 3 Triều Lê, tức năm 1707). Trong đó, ngày 18/3 làm lễ tắm tượng (mộc dục); ngày 19/3 vào hội, gồm hai phần: phần lễ với các hoạt động: hai đình rước kiệu về Thảo Xá. Khai mạc lễ hội, tế lễ, dâng hương, kéo chữ; phần hội gồm các trò chơi như: kéo co, đá cầu, cờ tướng, bóng đá nam, biểu diễn văn nghệ và một số trò chơi dân gian. Ngày 20/3, kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội), trao giải thưởng và bế mạc lễ hội. Từ năm 1945 đến nay, các nghi thức lễ hội ở Tiên Lục lưu giữ một số nghi thức tế lễ, còn các tục khác như lập gia đàn ngoại, hát nhà tơ (hát ca trù), trống thét thì không còn duy trì nữa.
Về dự lễ hội Tiên Lục là về với miền đất cổ chứa đựng với nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông. Đặc sắc nhất phải kể đến phần rước kiệu của nhân dân 2 làng từ đình Viễn Sơn và đình Cây Bàng về nhà Thảo Xá. Đoàn rước dài, trong trang phục truyền thống với các đội khiêng chiêng chống, đội múa lân, đội cầm bát biểu, đội khiêng kiệu …

Không gian văn hóa lễ hội nhuốm màu cổ kính
Lễ hội Tiên Lục là nơi có cụm di tích Tiên Lục lâu năm mang đậm màu cổ kính nhưng cũng không kém phần tươi mới. Cụm di tích Tiên Lục được du khách trong và ngoài nước biết đến là khu Di tích cấp quốc gia được xếp hạng năm 1989.
Điểm đặc sắc trong cụm di tích này là sự kỳ vĩ của dã hương cổ thụ cao đến 36 m, tán rộng phủ hai sào đất, gốc cây gần chục người ôm mới xuể, tới nay đã ngót 1.000 năm. Lá cây xanh tốt quanh năm, những chùm hoa nhỏ màu vàng nhạt bung nở dịu thơm như hoa dạ lan mang hương hoa tỏa khắp một vùng. Vào thế kỷ XVIII thời Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786), nhà Vua đi kinh lý qua vùng đất Tiên Lục, thấy cây dã hương tán phủ rộng một góc trời, đã sắc phong cho cây là “quốc chúa đô mộc dã Đại vương”.
Đình Viễn Sơn toạ lạc trên một sườn đồi thấp kề sát cây dã hương cổ thụ. Đình được xây dựng vào thế kỷ XVIII (thời Lê), thờ 2 vị Thành hoàng làng là Cao Sơn và Quý Minh đã có công trong các cuộc đánh giặc ngoại xâm đem lại sự yên bình cho đất nước. Đình có quy mô không lớn nhưng lại nổi bật về nghệ thuật chạm khắc, công phu kỹ càng đến từng chi tiết nhỏ.
Chùa Phúc Quang nằm trên đỉnh đồi thông có từ thế kỷ thứ XVIII. Tổng thể ngôi chùa gồm 35 gian làm theo lối kiến trúc "nội công ngoại quốc". Trong chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ quý giá. Hiện nay, chùa có khoảng 90 pho tượng, trong đó nhiều pho thuộc loại cổ, quý hiếm. Hệ thống tượng phật trong chùa hoàn chỉnh, được xếp thứ tự từ thượng điện đến hai dãy hành lang, bên dưới gác chuông. Giá trị kiến trúc nổi bật của ngôi chùa cùng với hệ thống tượng phật đã tạo cho chùa Phúc Quang thêm vẻ đẹp văn hóa cổ kính, linh thiêng. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chùa Phúc Quang vẫn bình an vô sự, vẹn nguyên.
Cùng tọa lạc trên đồi thông là đền Thánh Cả (đền Tiên Lục) nằm cách chùa Phúc Quang khoảng 30 m, thờ 2 vị thần Cao Sơn và Quý Minh và có sắc phong do Vua Lê Cảnh Hưng ban tặng. Một điểm đến nữa là đình Thuận Hoà cách đồi thông chừng hơn 100 m, kế sát là cây bàng quanh năm tỏa bóng mát. Đình được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XVIII, thờ hai vị Cao Sơn - Quý Minh. Hiện nay trong đình còn lưu giữ nhiều đồ thờ có giá trị lịch sử.
Hai ngôi đình làng Viễn Sơn và Thuận Hòa giống như bao ngôi đình làng Việt khác, gắn liền với cây đa, giếng nước, mang đậm nét văn hóa làng Việt cổ. Hai ngôi đình đã chứng kiến những sinh hoạt văn hóa lễ hội, sự thay đổi từng ngày của làng xã. Ngôi đình trang trọng và thiêng liêng như đại diện biểu trưng văn hóa quyền lực trong làng xã, là nơi tụ họp của dân làng nương tựa, giúp đỡ nhau trong đời sống cư dân xã hội nông nghiệp.
Tiên Lục là vùng với bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng với lễ hội Tiên Lục đặc sắc mang đậm nét truyền thống dân tộc cũng như những nét văn hóa độc đáo xứ Kinh Bắc. Bảo tồn, kế thừa, phát huy, phát triển những giá trị tích cực của văn hóa lễ hội Tiên Lục là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc./.
Phạm Minh - Minh Chi
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Cây Dã Hương ngàn năm /
- Lễ hội Tiên Lục /
- Tiên Lục Lạng Giang /
- Huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang /
- Di tích quốc gia /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị
DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

Tết Hàn thực, nét văn hoá độc đáo của người Việt
DNTH: Tết Hàn Thực, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Tết hàn thực mang đậm bản sắc dân tộc với những ý nghĩa riêng biệt gắn liền với văn hóa...

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025
DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang
DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”
DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt
DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...