Lễ hội Yên Thế năm 2025: Rực rỡ khí phách anh hùng, khắc ghi dấu ấn lịch sử
19:51 | 17/03/2025
DNTH: Hòa chung không khí rộn ràng của mùa lễ hội xuân, Lễ hội Yên Thế 2025 – kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế đã diễn ra tưng bừng, tràn đầy khí thế. Giữa không gian văn hóa rực rỡ, người dân thành kính tưởng nhớ các bậc anh hùng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và hun đúc tinh thần yêu nước trường tồn mãi cùng thời gian.
Lễ hội Yên Thế - kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế là dịp để ôn lại trang sử hào hùng, khắc ghi truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc. Đây cũng là cơ hội để Nhân dân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế, những người đã viết nên bản hùng ca bất diệt trong lịch sử chống ngoại xâm.
Không chỉ mang ý nghĩa tri ân và giáo dục truyền thống, lễ hội còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài tỉnh. Yên Thế - mảnh đất anh hùng gắn liền với những chiến công hiển hách, ngày nay đã có nhiều đổi thay cùng những thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật. Lễ hội đồng thời cũng là dịp để Nhân dân khắp nơi trải nghiệm nét văn hóa độc đáo, thưởng thức ẩm thực đặc trưng và hòa mình vào không khí sôi động của một vùng đất giàu truyền thống lịch sử.

Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế được tổ chức trong 3 ngày (từ 15 đến 17/3) với các nghi lễ trang nghiêm: Lễ tế thần, lễ dâng hương và lễ phóng sinh. Đặc biệt, đến với lễ hội, du khách còn được hòa mình, tham gia vào các hoạt động văn hóa, tinh thần vui tươi, bổ ích, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: Phiên chợ quê, hội trại thanh niên, biểu diễn múa rối nước, văn nghệ, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, chọi dê…

Ngược dòng lịch sử, trong không khí hào hùng của lễ hội, người dân đã cùng nhớ về những phút giây lịch sử đầy tự hào. Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ năm 1884, trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược nước ta, mở ra một chương sử hào hùng trong phong trào kháng chiến chống ngoại xâm. Trận đánh mở màn tại Đức Lân (Phú Bình, Thái Nguyên) giành thắng lợi vang dội, tạo tiền đề để Đề Nắm (Lương Văn Nắm) cùng nghĩa quân trở về đình Thế Lộc (nay là đình Hả, xã Tân Trung, huyện Tân Yên) làm Lễ tế cờ vào ngày 16/3/1884, chính thức phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai.

Năm 1892, khi Đề Nắm bị sát hại, phong trào Yên Thế tưởng chừng rơi vào thoái trào. Nhưng chính lúc đó, Hoàng Hoa Thám - vị tướng tài ba của nghĩa quân - đã đứng lên tiếp tục ngọn cờ kháng chiến, trở thành thủ lĩnh tối cao với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Ngày 19/12/1892, tại đình Đông (phường Bích Động, thị xã Việt Yên ngày nay), ông tổ chức Lễ tế cờ, khẳng định quyết tâm chiến đấu đến cùng. Kể từ đây, Hoàng Hoa Thám trở thành linh hồn của cuộc khởi nghĩa, đưa phong trào lên một tầm cao mới.
Với tài năng quân sự xuất sắc, Đề Thám đã tận dụng địa thế núi rừng hiểm trở để triển khai những trận đánh gan dạ, táo bạo, khiến quân Pháp nhiều phen điêu đứng. Không chỉ chiến đấu ngoan cường, ông còn khéo léo vận dụng chiến lược “vừa đánh, vừa đàm”, lập làng chiến đấu, xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc, làm nên một cuộc khởi nghĩa kéo dài gần 30 năm - một kỳ tích trong lịch sử dân tộc.
Đến năm 1913, Hoàng Hoa Thám bị sát hại, phong trào Yên Thế dần suy yếu. Thế nhưng, cuộc khởi nghĩa đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử kháng chiến của dân tộc. Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là "cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân lớn nhất, bền bỉ nhất, oanh liệt nhất chống thực dân Pháp trước khi có Đảng". Đặc biệt, nghệ thuật chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân và tinh thần quật khởi của nghĩa quân Yên Thế đã trở thành bài học quý báu, được vận dụng sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ sau này.

Âm vang mãi những trang sử, lễ hội Yên Thế đã trở thành động lực lớn khích lệ tinh thần Nhân dân Yên Thế nói riêng, Nhân dân Bắc Giang nói chung cùng hướng về vị anh hùng Hoàng Hoa Thám và các nghĩa sĩ đã hy sinh vì độc lập nước nhà. Đây cũng là dịp để Nhân dân cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình, xã hội, hun đúc thêm tình yêu quê hương, đất nước.
Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, Lễ hội Yên Thế còn là một di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, thể hiện đậm nét bản sắc của cộng đồng các dân tộc huyện Yên Thế. Tinh thần đoàn kết, thượng võ, bất khuất, yêu nước, yêu chuộng hòa bình được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên một nét văn hóa độc đáo và bền vững. Lễ hội cũng phản ánh sự đa dạng văn hóa và sức sáng tạo của con người, thể hiện rõ qua các nghi lễ truyền thống của người Việt, các trò chơi dân gian đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng… được gìn giữ và phát huy qua từng năm tháng.
Gắn liền với Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế – Di tích quốc gia đặc biệt, Lễ hội Yên Thế đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa với Nhân dân Bắc Giang mà còn thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham gia, tìm hiểu và trải nghiệm. Với giá trị văn hóa, lịch sử to lớn, ngày 27/12/2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức đưa Lễ hội Yên Thế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Lễ hội truyền thống, khẳng định tầm quan trọng của lễ hội trong dòng chảy văn hóa dân tộc.
Thu Hà
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Rực rỡ khí phách anh hùng /
- Hoàng Hoa Thám /
- Kỷ niệm 141 năm /
- Lễ hội Yên Thế /
- Anh hùng áo vải /
- lễ hội xuân /
- dân tộc /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - 'Rực rỡ sắc hoa vàng'
DNTH: Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - “Rực rỡ sắc hoa vàng” diễn ra từ 10 - 13/4 tại làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, tối 11/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức...

Cần bảo vệ, không để thất lạc, mai một di sản văn hóa
DNTH: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di...

Hơn 5 triệu lượt khách đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
DNTH: Tỉnh Phú Thọ đã đón hơn 5 triệu lượt khách trong 10 ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 triển khai quy mô với nhiều hoạt động ý nghĩa
DNTH: Tại tu viện Khánh An (Quận 12, TP.HCM), Tiểu ban Lễ hội văn hóa Phật giáo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã có buổi họp triển khai các nội dung, thống nhất công tác chuẩn bị.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị
DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

Tết Hàn thực, nét văn hoá độc đáo của người Việt
DNTH: Tết Hàn Thực, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Tết hàn thực mang đậm bản sắc dân tộc với những ý nghĩa riêng biệt gắn liền với văn hóa...
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...