Lê Xuân Tú: "Cây sáng kiến" của Rạng Đông

09:00 | 21/02/2019

DNTH: Nhân vật của năm 2018 Lê Xuân Tú đã làm lợi cho Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông hàng chục tỉ đồng nhờ gần 20 sáng kiến các loại.

cây sáng kiến của Rạng Đông

“Cây sáng kiến” Lê Xuân Tú   

Gần 20 sáng kiến, làm lợi cho Công ty hàng chục tỷ đồng, được đồng nghiệp suy tôn là nhân vật của năm 2018, đó là thành tích của công nhân trẻ Lê Xuân Tú, Trưởng nhóm điện – Bộ phận Cơ điện ngành Led &Thiết bị chiếu sáng, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông.

Nói đến Lê Xuân Tú, bạn bè đồng nghiệp đều có cảm nhận thán phục về niềm đam mê trong công việc. Với khuôn mặt hiền lành ít nói, đôi khi còn nhút nhát với người lạ, nhưng khi đề cập đến lĩnh vực điều khiển thì Tú có thể hào hứng chia sẻ cả ngày. Từ những kết quả đạt được, Tú đã cùng Nhóm cơ điện Xưởng cải tiến thành hệ thống những dây chuyền sản xuất hiện đại, hoàn chỉnh, không kém gì các dây chuyền ngoại nhập.

cây sáng kiến của Rạng Đông

Tú luôn kiên trì theo đuổi đam mê

Tú tâm sự “Có lẽ lòng đam mê kỹ thuật đã ăn vào trong máu em. Ngay từ khi là sinh viên của Trường Trung cấp, em đã hăng hái đăng ký đi thi tay nghề. Đề tài của em là “Hệ thống điều khiển điện công nghiệp”. Được sự giúp đỡ của các thầy và bạn bè, em đã đạt giải nhất tỉnh và được đi thi tay nghề cấp quốc gia năm 2014”.

Vào Rạng Đông được 4 năm, từ một công nhân bình thường, được phát hiện bởi sự đam mê kỹ thuật và lòng nhiệt tình của tuổi trẻ, Tú được Lãnh đạo Xưởng tạo điều kiện cho đi học nâng cao tay nghề. Đào tạo là các thầy của trường đại học nổi tiếng. Biết đây là cơ hội hiếm có trong điều kiện là vừa học vừa làm, Tú đã cố gắng tranh thủ hết sức để thu nạp kiến thức. Ban đầu từ nhiệm vụ đấu điện công nghiệp đơn giản, Tú được Lãnh đạo Xưởng tin tưởng giao phó nhiệm vụ thiết kế và lập trình hệ thống điện cho các thiết bị dây chuyền.

“Quả thực đây là thách thức quá lớn đối với em – Tú thừa nhận – Nhưng em nghĩ cũng là cơ hội. Em cũng chỉ biết cố gắng để không phụ lòng tin của Lãnh đạo”.

cây sáng kiến của Rạng Đông

Tú và Nhóm Thiết kế đã cùng nhau cải tiến nhiều dây chuyền sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động

Giữa lý thuyết và thực tế khác nhau một trời một vực. Bài toán của Tú và đồng đội là phải đạt hiệu quả thực sự. Một sai lỗi sẽ tác động ngay đến kết quả sản xuất hàng ngày của dây chuyền và hàng loạt công nhân bị ảnh hưởng. Ý thức được trách nhiệm đó, Tú cùng nhóm lao vào nghiên cứu. Vấn đề tương đối phức tạp của điều khiển lại là đảm bảo đường truyền dữ liệu không bị nhiễu. Nếu bị nhiễu thiết bị sẽ hoạt động không chuẩn, thậm chí không lấy được dữ liệu. Các thầy của Trường ĐH Bách Khoa cũng đã bắt tay vào cùng nghiên cứu nhưng vẫn chưa được.

“Đáng nhớ nhất là chương trình cải tiến dây chuyền lắp ráp Downlight số 1 – Anh Khôi - Phó ngành Thiết bị chiếu sáng, phụ trách nhóm cơ điện Xưởng kể  - Mặc dù được sự hướng dẫn của thầy Max warren và các thầy kỹ thuật ở Trường ĐH Bách khoa, nhưng thời gian trôi qua mà vẫn chưa giải quyết được. Đến nỗi Tổng Giám Đốc Nguyễn Đoàn Thăng còn lo lắng hỏi: hay là dừng không triển khai tiếp?”

cây sáng kiến của Rạng Đông

Tú luôn nỗ lực khi đã nhận nhiệm vụ

Được sự động viên kịp thời của Lãnh đạo Ban, Xưởng, cộng với sức ép đã trót “đốt ” khá nhiều chi phí, Tú lại tiếp tục lao vào nghiên cứu. Việc của Tú và Nhóm Thiết kế nhiều khi phải lăn ra dây chuyền để thử nghiệm nhưng cũng có khi cần không gian yên tĩnh. Tú kể có thời điểm, một mình đóng chặt cửa vì sợ tiếng ồn ảnh hưởng đến dòng suy nghĩ rồi ở lỳ trong đó cả ngày lẫn đêm để tìm tòi, lập trình, thiết kế. 

Cuối cùng công sức cũng đã được đền đáp. Tú đã tìm ra được bộ thông số cài đặt cho chuẩn đường truyền dữ liệu RS485 và mạng Ethernet tối ưu nhất giúp cho thiết bị hoạt động chính xác và ổn định. Anh Nguyễn Hoàng Kiên - Quản đốc Xưởng LED phấn khởi chia sẻ: “Vấn đề không chỉ là chi phí tiết kiệm mà là chúng tôi đã làm chủ được công nghệ. Nếu nhập dây chuyền từ nước ngoài, trường hợp có vấn đề chúng tôi lại phải mời chuyên gia sang, sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc”.

Anh Khôi - Phó ngành Thiết bị chiếu sáng, phụ trách nhóm cơ điện Xưởng cũng cho biết thêm: “Linh hồn của dây chuyền chính là hệ thống điều khiển. Nó giúp cho dây chuyền trở nên thông minh hơn, sản phẩm tin cậy hơn, năng suất cao hơn. Nếu như trước kia dây chuyền thường rời rạc và chỉ giúp giảm bớt một số thao tác của công nhân thì nay dây chuyền là một hệ thống đồng bộ, phát hiện kịp thời các lỗi, xử lý lỗi, đồng thời phân tích dữ liệu giúp ích cho việc cải tiến”.

cây sáng kiến của Rạng Đông

Thành công đến từ lòng đam mê và sự kiên trì dám vượt qua thất bại

Từ thành công ban đầu, Tú lại cùng đồng đội bắt tay vào cải tiến những dây chuyền sản xuất khác. Đến nay đã có nhiều dây chuyền được cải tiến hoàn chỉnh làm lợi hàng chục tỷ đồng. Trong cuộc thi Festival sáng tạo trẻ đoàn Khối Công nghiệp năm 2018, Hội đồng thi đã đánh giá rất cao và quyết định trao giải 3 cho giải pháp công nghệ của Tú. Với thành tích ấy, tập thể nhất trí suy tôn Tú là nhân vật của năm 2018.

4 năm, từ chàng thanh niên 21 tuổi đến nay Tú đã trưởng thành hơn rất nhiều. Nghĩ lại quãng thời gian qua Tú thổ lộ: “Chính sự đam mê và lòng kiên trì dám vượt qua thất bại giúp em đạt được thành công. Nhưng em sẽ không thể thành công được nếu không có sự tin tưởng giao phó, động viên kịp thời của Lãnh đạo Công ty, Lãnh đạo Xưởng, Ban và đồng nghiệp. Đúng là qua thử thách em mới cảm nhận hết được giá trị cuộc sống. Em thực rất tự hào vì được làm việc trong môi trường Rạng Đông”.

Từ người công nhân, đến nay Tú đã được đề bạt làm tổ trưởng. Tết này, khi những đóa mai vàng nở rộ trước ngõ, hẳn Tú sẽ rất hạnh phúc vui vầy với bố mẹ và gia đình ở quê nhà.

Theo TCCT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

XEM THÊM TIN