Liên kết chuỗi sản xuất rau sạch, Chúc Sơn thành công

16:40 | 12/07/2019

DNTH: Ông Hoàng Văn Khải, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc HTX Chúc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), cho biết, HTX thành lập năm 2016, có 37 thành viên, sản xuất 30 – 40 loại rau/năm, mùa nào thức ấy và rau trái vụ.

img_6437.JPG

Bà con Chúc Sơn thu hoạch rau, chuẩn bị nhập cho Hợp tác xã.

Khởi đầu, xuất phát từ một nhóm hộ rất thích làm rau sạch, sau đó mở rộng dần ra, và được phòng kinh tế huyện, Thị trấn Chúc Sơn hỗ trợ kinh phí thành lập HTX.  

Hiện, bà con canh tác trên vùng rau đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội cấp chứng chỉ 65 ha, đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

Theo đó, ngay sau khi HTX có sản phẩm ổn định, Phòng Kinh tế huyện Chúc Sơn đã làm cầu nối cho các đơn vị như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô. Tiếp đến, năm 2017, được giới thiệu vào Siêu thị BiC, Siêu thị Tmart.

Từ đó đến nay, liên kết đầu ra với các đơn vị trên vẫn ổn định, ngày nhiều nhất tiêu thụ 2 tấn rau các loại, ngày trung bình, 7 – 8 -9 tạ. Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, sản xuất ngày càng ổn định, và đã có 15 ha rau được cấp chứng chỉ VietGAP.

Bà Hoàng Thị Nở, thôn Giáp Ngọ, cho biết, gia đình bà có trên 1 sào rau, tham gia HTX 3 năm nay. Chủ yếu sản xuất các loại rau như: cải ngồng, cải ngọt, các loại rau ăn lá, đầu ra nhập cho HTX  với giá bình quân 8.000 đồng/kg.

Trước đây, khi chưa vào HTX, rau bán trôi nổi ở chợ, giá cả bấp bênh, khi khan hiếm, lên tới 15.000 đồng/kg, bình thường chỉ 3- 5.000 đồng/kg, rau ế đem về chăn nuôi là chuyện bình thường.

Không những rau bán trôi nổi, mà sản xuất cũng không đảm bảo an toàn, cứ thấy sâu là phun thuốc, không cách ly, không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Có những loại thuốc, sau phun 7 ngày mới được hái, nhưng 2 -3 ngày đã cắt bán. 

“Hiện, đầu ra của Chúc Sơn ổn định, Hội đồng quản trị có 3 người, lương bình quân 3 – 4 triệu đồng/người/tháng; các thành viên HTX được thu mua ổn định 100% rau theo hợp đồng” – ông Khải cho biết

Theo  Dương An Như

KTNT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

XEM THÊM TIN