'Lơ là' về phòng vệ thương mại, doanh nghiệp Việt nhiều nguy vấp ngã trước cửa EU

07:03 | 22/08/2020

DNTH: Các nước nhập khẩu tăng cường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, trong khi việc nắm bắt thông tin, sự quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này còn hạn chế.

Ngành gỗ Việt đang đối diện với sự gia tăng các vụ điều tra phòng vệ thương mại khi xuất khẩu. Ảnh: I.T.

Chia sẻ trong Hội nghị tập huấn về công tác phòng vệ thương mại sáng 21/8, ông Phan Khánh An, Phó Trưởng phòng Pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong khi nguy cơ ngày càng gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại, việc nắm bắt thông tin, mức độ hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này còn hạn chế. 

Ông An cho biết, theo một khảo sát gần đây, có tới 15,09% doanh nghiệp không biết gì về phòng vệ thương mại; 63,21%  doanh nghiệp có nghe nói nhưng không biết rõ; 19,81% doanh nghiệp từng tìm hiểu sơ sơ. Chỉ có 1,89% doanh nghiệp đã tìm hiểu tương đối kỹ.

Theo ông Phan Khánh An, trong khi Hoa Kỳ liên tục áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu thì đối với thị trường EU, nguy cơ để sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tương đối thấp. Vụ việc gần đây nhất mà EU áp dụng phòng vệ với hàng xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng mũ giày cách đây 10 năm. 

“Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng không thể lơ là trong vấn đề này để có thể đảm bảo mục mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu với EU, tận dụng tốt nhất các lợi thế mang lại từ EVFTA đã có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua”, ông Phan Khánh An nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, cho biết, trong quá trình đàm phán, Việt Nam cũng đã nhận định được những mặt hàng xuất khẩu sang EU có nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như dệt may, da giày, nông lâm thủy sản để các doanh nghiệp có sự chuẩn bị, ứng phó khi có các vấn đề phức tạp xảy ra.

Để bảo vệ hoạt động sản xuất chân chính, giữ uy tín khi xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chủ động nắm thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại. Ảnh: I.T.

Theo số liệu từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), năm 2020, Việt Nam phải ứng phó với 27 vụ việc phòng vệ thương mại. Tính đến hết tháng 3/2020, có 22 vụ việc chống lẩn tránh thuế do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng với những diễn biến phức tạp. 

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh Việt Nam thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là EVFTA, việc các nước nhập khẩu sẽ gia tăng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất nội địa của họ là điều không tránh khỏi. 

Các chuyên gia cũng cho biết, doanh nghiệp Việt cũng sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến các biện pháp trả đũa trực tiếp, đặc biệt là các biện pháp phòng vệ thương mại gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ… làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp...

Theo bà Giang, doanh nghiệp cần chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài bằng cách không tham gia, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. 

Nếu bị điều tra phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Bà Giang cũng cho biết, Cục Phòng vệ thương mại sẽ kết hợp với các cơ quan liên quan trong và ngoài nước để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cũng như bày tỏ quan điểm phản bác các lập luận thiếu căn cứ, vi phạm quy định WTO của nguyên đơn khởi kiện hay cơ quan điều tra nước ngoài.

Theo DNTVN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bầu Đức chi 4.048 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

DNTH: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa thông qua phương án mua lại toàn bộ trái phiếu HAGLBOND16.26 - nhóm B, với tổng giá trị gốc và lãi lên tới 4.048 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình thoát khỏi gánh nặng nợ...

Đảng bộ Cao su Chư Prông thống nhất loạt chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ mới

DNTH: Ngày 24/6, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại huyện Chư Prông (Gia Lai).

Cao su Chư Sê đặt mục tiêu nâng thu nhập người lao động trong nhiệm kỳ mới

DNTH: Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê lần thứ XII đã thông qua các chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ 2025 – 2030, trong đó tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng và nâng cao đời sống người lao động. Đại hội...

Doanh nhân Hoàng Mai Chung được trao giải “nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới, sáng tạo”

DNTH: Tại Lễ trao giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, doanh nhân Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group đã vinh dự được xướng tên ở hạng mục “Nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

"Ông trùm" lúa gạo Lộc Trời dự kiến lỗ 500 tỷ đồng trong năm 2025

DNTH: CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Mã CK: LTG) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, dự kiến tổ chức vào ngày 14/7 tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Anh hùng Lao động Thái Hương được vinh danh Nhà lãnh đạo xuất sắc trong phát triển bền vững toàn cầu 2025

DNTH: Ngày 13/6, Tạp chí Global Brand (Vương quốc Anh) tổ chức lễ trao giải thường niên Global Brand Awards tại Dubai. Chỉ 3 trong tổng số 31 giải thưởng được vinh danh trên phạm vi toàn cầu, và một trong số đó được trao cho Anh hùng Lao...

XEM THÊM TIN