Loại củ gia vị bán đầy chợ Việt, đem xuất khẩu thu 26 triệu USD

15:20 | 17/11/2023

DNTH: Theo số liệu từ Hiệp hội rau quả Việt Nam, 9 tháng, Việt Nam xuất khẩu gừng đạt gần 26 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái

gng20231117091238
Loại củ gia vị bán đầy chợ Việt, đem xuất khẩu thu về 26 triệu USD.

Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thành phần hóa học trong gừng chứa 2 - 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol.

9 tháng, Việt Nam xuất khẩu gừng đạt gần 26 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu trên vừa được Hiệp hội rau quả Việt Nam tổng hợp. Theo đó, gừng Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở Australia, Ấn Độ, Pakistan và các nước châu Âu.

Tại Australia, gừng đông lạnh Việt Nam vừa được bán tại siêu thị, cửa hàng, và cả kênh online. Giá gừng Việt Nam tại Australia khoảng 9-13 AUD một kg (150.000 - 200.000). Gừng được đóng gói nửa ký hoặc một kg chủ yếu phục vụ các nhà hàng.

Ngoài gừng đông lạnh, gừng chế biến của Việt Nam cũng được tiêu thụ khá mạnh. Đặc biệt, mứt gừng là sản phẩm rất được ưa chuộng tại xứ lạnh.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gừng cho biết những tháng cuối năm, đơn đặt hàng gừng cho các thị trường Mỹ, Ấn Độ, UAE và Pakistan tăng mạnh đã khiến giá tăng cao kỷ lục.

Tại các nhà vườn, gừng đang có giá bán 20.000 - 26.000 đồng một kg (tùy loại). Đối với gừng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu giá tới 30.000 đồng một kg.

gung-220231117090851
Gừng là một trong những cây trồng chủ lực ở vùng rẻo cao của huyện miền núi 30a Kỳ Sơn.

Gừng là một trong những cây trồng chủ lực ở vùng rẻo cao của huyện miền núi 30a Kỳ Sơn (Nghệ An). Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng vượt trội so với gừng ở những nơi khác; qua đó, giúp nhiều gia đình đồng bào ở vùng “phên dậu” đầy khó khăn này từng bước xóa được đói nghèo.

Gừng Kỳ Sơn là giống gừng bản địa, gồm gừng sừng trâu và gừng dé, được bà con dân tộc thiểu số trồng ở độ cao trên 700 m trở lên, nơi có sương mù bao phủ quanh năm cùng điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt, khiến gừng có chất lượng vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Trước đây, bà con trồng gừng manh mún lại không biết cách chăm sóc nên tiêu thụ khó khăn…

Trước tình hình đó, huyện Kỳ Sơn đã tiến hành quy hoạch diện tích trồng gừng ở 11 xã thuộc vùng núi cao với diện tích gần 1.000 ha, nơi có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển gừng bản địa. Huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp tập trung hướng dẫn kỹ thuật bà con cách trồng và chăm sóc gừng ở vùng đất dốc; lồng ghép các chương trình để hỗ trợ bà con giống, vật tư nông nghiệp; khuyến khích các thành phần tham gia trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gừng.

Sau khi Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn được thành lập, ngoài việc tiến hành trồng gừng trên núi, đơn vị còn hướng dẫn bà con cách trồng và chăm sóc gừng đúng kỹ thuật, qua đó, đã góp phần giúp Kỳ Sơn đẩy mạnh việc trồng và tiêu thụ sản phẩm gừng cho bà con. Hiện, hợp tác xã có khoảng 60 hộ dân, chủ yếu người H’Mông tham gia trồng 20 ha gừng. Hợp tác xã đã bao tiêu sản phẩm gừng cho các xã viên và các hộ nông dân trên địa bàn các huyện Kỳ Sơn và Tương Dương với giá thu mua hợp lý. Hợp tác xã còn liên kết với nhiều đối tác để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu gừng.

Theo Thương hiệu Sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN