Thứ ba, 26/09/2023, 18:27

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông sản việt

Loại dừa trái nhỏ ruột đặc bất ngờ giá tăng vọt trong ngày hè, mỗi quả 200 nghìn đồng vẫn cháy hàng

DNTH: Loại dừa trái nhỏ ruột đặc đang gây sốt những ngày hè này là dừa sáp. Những trái dừa sáp vốn là đặc sản của Trà Vinh có nước dừa đặc trong và thơm ngon, cùi dày. Dừa sáp chế biến thành các món ăn lạ miệng thanh nhiệt trong những ngày hè nên được nhiều người ưa chuộng. Dừa sáp cũng không có sản lượng nhiều như dừa thường bởi vậy giá cũng rất đắt đỏ, có thời điểm tới 200 nghìn đồng mỗi quả.
dua-sap-tra-vinh-0220230526142707
  Dừa sáp là đặc sản của Trà Vinh không nơi nào sánh được

Giống dừa nước đặc sánh như kem sữa

Dừa sáp, còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem… là loại dừa có quả đặc ruột, cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái dừa thường, nước dừa đặc trong và thơm ngon.

Đây là giống dừa đặc sản tại Trà Vinh. Với điều kiện khí hậu, đất đai đặc trưng, Trà Vinh là vùng đất duy nhất có thể trồng được giống dừa sáp này tại Việt Nam. Do vậy, giá thành của dừa sáp khá cao, có thời điểm giá lên đến hơn 200.000 đồng/kg.

Chị Liễu Nguyễn – một đầu mối chuyên bán đặc sản Trà Vinh, cho biết số lượng dừa sáp không có nhiều, mỗi một buồng sẽ chỉ có khoảng 2-3 quả là dừa sáp, còn lại là dừa khô. “Cũng có những buồng không có lấy nổi một quả dừa sáp luôn”, chị nói tiếp.

Cũng vì thế, lượng dừa sáp có rất ít. Mỗi ngày chị đi thu mua tại các nhà vườn, ngày nhiều nhất chị cũng có được tầm 400 - 500 quả, có đợt dừa sáp đắt hàng thì chị gom được số lượng ít hơn.

Trong khi đó, nhu cầu khách hàng đặt mua rất lớn, chị hầu như bán sỉ và bán lẻ trên toàn quốc. Tình trạng “cháy” hàng xảy ra thường xuyên, có khách phải đợi đến vài ngày mới có hàng.

dua-sap-tra-vinh-0420230526142613
  Trái dừa sáp hình thức như dừa thường nhưng nhỏ hơn.

Giá dừa sáp cũng tùy loại sáp và từng size quả, một quả nặng từ 500-600gram, có quả nặng nhất từ 2-3kg. Sáp đặc nước kẹo thì sẽ cao giá hơn các loại khác. Ngoài ra, những quả nhỏ và trung bình giá chỉ dao động từ 90.000 – 100.000 đồng/quả. Còn những quả kích thước lớn sẽ có giá từ 140.000 đồng trở lên. Có thời điểm “sốt” hàng, giá dừa sáp còn lên đến 220.000 đồng/quả.

Theo chị, cách phân biệt quả dừa sáp và dừa thường sẽ dựa vào cách lắc trái dừa nghe tiếng nước. “Với những người có kinh nghiệm, họ chỉ cần nghe tiếng nước quả dừa là đã biết đâu là dừa sáp. Còn những người mua, chưa có kinh nghiệm thì cũng khó, nên là cần chọn nơi uy tín để mua, tránh bị lừa”, chị chia sẻ.

Về trọng lượng, chị cho biết dừa sáp nhẹ hơn dừa thường, do cơm đầy và nước keo, ít nước dừa nên nó sẽ nhẹ hơn. Chị cho biết thời gian này giá dừa đang hạ nhiệt, mọi người đặt mua cũng nhiều.

Trái dừa đặc sản đắt đỏ vì ngay ở thủ phủ dừa cũng hiếm

Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng dừa sáp lớn nhất nước với hơn 722ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Cầu Kè và huyện Châu Thành. Dừa sáp cho giá trị kinh tế khá cao, người dân bán tại vườn trung bình từ 80.000 – 120.000 đồng/trái, có thời điểm lên đến hơn 200.000 đồng/trái, giá bán gấp từ 10 - 20 lần so với các loại dừa khác.

Dừa sáp Trà Vinh có quanh năm nên khách hàng có thể mua bất cứ thời điểm nào trong năm. Loại quả này có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, lạ miệng, trong đó món dừa dầm trái cây được nhiều người yêu thích nhất.

dua-sap-tra-vinh-0320230526142510
Dừa sáp được chế biến thành các món giải nhiệt được nhiều người ưa chuộng.

Chị Phương – một đầu mối bán dừa sáp online, cho biết chị nhập dừa sáp trong Trà Vinh ra Hà Nội hàng ngày, khách đặt mua lúc nào cũng có. Chị khẳng định tất cả dừa sáp nhà chị đều là dừa đặc, keo sệt, bùi, béo, ngậy dùng để xay sinh tố hay dầm sữa đá, hoa quả, topping các loại tùy thích.

Thời tiết nắng nóng, chị cho biết dừa sáp giá cao vẫn được nhiều người lựa chọn để về làm món ăn giải nhiệt ngày hè.

Theo quy luật phát triển của cây dừa, khi trái còn non thì cơm mềm dẻo và nước ngọt, đến khi trái già thì cơm dày cứng, nước lạt và có ga. Ở cây dừa sáp, nếu chỉ thu hoạch để uống nước thì phần cơm, nước bình thường như bao trái dừa khác, nhưng để qua giai đoạn lấy nước thì cơm dừa sáp tiếp tục phát triển dày lên gần đầy khoang trống. Dừa sáp có độ tinh dầu và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn dừa thường với hương vị đặc trưng.

Ở cây dừa sáp, chỉ có những trái dừa không sáp thì mới có khả năng tạo phôi, mầm, mộng và được chọn làm dừa sáp giống, còn những trái có sáp thì không thể làm giống. Vì tính đặc trưng đó cũng là một trong những điều kiện khiến giá thành dừa sáp khá đắt do nguồn cung quá hiếm.

Với hương vị thơm ngọt, béo ngậy với phần nước dừa sệt, ngọt và giá trị dinh dưỡng cao khiến ai thử qua cũng vô cùng yêu thích. Điểm đặc biệt của loại dừa này chính là sự hiếm hoi "không phải cứ có tiền là mua được".

dua-sap-tra-vinh-0520230526142802
Dừa sáp Trà Vinh khá hiếm nên có giá đắt hơn rất nhiều lần so với dừa thường.

Mỗi cây dừa sáp mỗi năm chỉ cho vài chục quả, nhưng trong số này chỉ có khoảng 1/3 có sáp, những trái còn lại là dừa thường. Chính vì mỗi buồng dừa chỉ có khoảng 2 - 3 trái dừa sáp, số lượng không đủ để cung ứng ra thị trường nên giá thành dừa sáp khá đắt.

Không chỉ quả, giá cây giống dừa sáp nuôi cấy phôi cũng rất đắt khi được bán có thời điểm lên tới 900.000 đồng/cây. Trong khi đó, các giống dừa phổ thông chất lượng cao bán chỉ 50.000 – 60.000 đồng/cây.

Nhiều người cho rằng dừa sáp chỉ trồng được ở Trà Vinh, còn trồng ở những vùng đất khác thì dừa không cho trái sáp, nguyên nhân có thể là do thổ nhưỡng. Tuy nhiên, theo TS Phạm Thị Phương Thúy, Phó Trưởng Phòng Khoa học Công nghệ - Trường Đại học Trà Vinh, cho biết các nhà khoa học trên thế giới đã có nghiên cứu, sáp là do đặc tính di truyền, không phải do đất và trồng ở đâu cũng được.

Cũng theo TS Phạm Thị Phương Thúy, Sở dĩ những nơi khác trồng dừa không có sáp vì có thể do trồng ít, còn ở Cầu Kè (Trà Vinh) trồng thành quần thể. vì tỷ lệ cho sáp của dừa chỉ đạt 25%. Hiện nay để nâng cao sản lượng Trường ĐH Trà Vinh đã nghiên cứu thành công nhân giống dừa sáp bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi, nuôi cấy mô cho tỷ lệ trái sáp/buồng đến 80%, nếu trồng tập trung có thể lên đến 90%./.

Theo Bình Nguyên/THSP

Cùng chuyên mục

 Đôn đáo thuê máy gặt lúa

Đôn đáo thuê máy gặt lúa

DNTH: Tại tỉnh Bạc Liêu, lúa đã tới kỳ thu hoạch, nguy cơ gặp mưa lớn, đổ ngã, nhưng máy gặt lại thiếu trầm trọng. Nông dân chạy đôn chạy đáo khắp nơi vẫn không tìm được máy gặt.
Bộ Công Thương đề nghị dành luồng xanh - luồng ưu tiên cho nông sản khi chính vụ

Bộ Công Thương đề nghị dành luồng xanh - luồng ưu tiên cho nông sản...

DNTH: Bộ Công Thương cũng mong muốn Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu tập trung tổ chức phân luồng thông quan đối với từng mặt hàng/nhóm hàng đối với từng cửa khẩu, thực hiện luồng xanh - luồng ưu tiên đối với nhóm hàng nông sản khi đến thời điểm thu hoạch chính vụ.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông nghiệp tăng 5,3%

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông nghiệp tăng 5,3%

DNTH: Bộ NN&PTNT cho biết kim ngạch xuất khẩu (XK) nhóm hàng nông nghiệp tháng 7 ước đạt 4,62 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm nông sản đạt 2,32 tỷ USD, tăng 27%; chăn nuôi đạt 45 triệu USD, tăng 35,6%...
'Cherry Bảo Lạc' cung không đủ cầu

'Cherry Bảo Lạc' cung không đủ cầu

DNTH: Bảo Lạc - huyện phía Tây của tỉnh Cao Bằng, là địa bàn sinh sống của đồng bào Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ… Nơi đây là địa danh được dân “phượt” yêu thích, bởi cảnh sắc hoang sơ, đường đi thử thách. Chẳng những thế, Bảo Lạc còn có những loại quả ngon nức tiếng, như mận máu.
Bắc Giang: Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn

Bắc Giang: Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu...

DNTH: Sau hơn 4 năm thực hiện, chương trình OCOP tỉnh Bắc Giang đã mang lại kết quả tích cực, các sản phẩm trở thành hàng hoá có uy tín, thương hiệu, từng bước tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc gia, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế vùng nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân.
Sầu riêng vượt mức 100 nghìn đồng/kg, vì sao các chủ vựa không dám thu mua?

Sầu riêng vượt mức 100 nghìn đồng/kg, vì sao các chủ vựa không dám...

DNTH: Một số người bán cho biết hiện nay sầu riêng Monthong được “đóng” hàng đi Trung Quốc nhiều nên đẩy giá bán lẻ lên cao. Bên cạnh đó, nếu rủi ro nhập phải sầu riêng “thiếu tuổi”, hàng non ăn sẽ không ngon nên các vựa không dám nhập hàng. Trong khi tại Tây Nguyên mới thu hoạch lác đác nhưng đã có nhiều mối đến hỏi mua trước cả vườn. Bà con chưa đồng ý bán do giá bán lẻ sầu riêng đang ở mức cao trong khi giá thương lái mua cả vườn lại khá thấp.
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh

DNTH: Hàng rau quả của Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực tại các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Australia…
Xuất khẩu lô cà phê đầu tiên sang châu Âu theo hiệp định EVFTA

Xuất khẩu lô cà phê đầu tiên sang châu Âu theo hiệp định EVFTA

Hôm nay ngày 16/9, Việt Nam đã chính thức xuất khẩu lô cà phê đầu tiên với trọng lượng 296 tấn sang Châu Âu theo Hiệp định EVFTA.