Lúa hữu cơ bán hết sạch từ khi... chưa gặt!

10:25 | 09/04/2018

DNTH: Cánh đồng 40ha lúa sạch theo chuẩn tự nhiên không phân bón hóa học, thuốc trừ sâu của nông dân 9X đang hồi chín rộ. "Năng suất mùa này sẽ đạt khoảng 4-5 tấn/ha, gần bằng các ruộng lúa có bón phân hóa học. Vậy là đã thành công" - Võ Văn Tiếng lạc quan.

Lúa hữu cơ bán hết sạch từ khi... chưa gặt! - Ảnh 1.

Võ Văn Tiếng phơi lúa ở nông trại Tâm Việt. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Những ai từng theo dõi hành trình làm lúa "sạch" của chàng trai từng đoạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp ngành nông nghiệp đều biết để ra được sản lượng 4-5 tấn/ha như hiện tại, nông dân 9X Võ Văn Tiếng (ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) đã trải qua những vụ mùa khó khăn. Từ khởi điểm trên 2 ha đất của gia đình, mở rộng ra 12 ha, 20 ha rồi phát triển lên 40 ha, Tiếng vẫn trung thành với phương châm canh tác tự nhiên, tạo hệ sinh thái cân bằng để tạo nguồn dinh dưỡng nuôi cây lúa.

Nói không với phân, thuốc hóa học

Bắt đầu làm lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ từ năm 2015 bằng quyết tâm thử nghiệm cách làm nông nghiệp không phụ thuộc vào phân bón hóa học, dựa trên kinh nghiệm làm ruộng bậc thang của người dân vùng núi phía Bắc, Võ Văn Tiếng mày mò tự học, thử nghiệm và sửa sai ngay trên chính mảnh ruộng của mình. Đầu tiên là cho đắp lại bờ bao chắc chắn để cách ly, ngăn phân thuốc từ các ruộng bên cạnh theo nước tràn sang, Tiếng đào hồ nước lớn trên ruộng để lắng lọc nước và là hồ điều tiết; nuôi cá lấy phân bón ruộng, nuôi vịt để ăn sâu bệnh, rầy nâu; chỉ trồng 2 vụ lúa/năm để đất nghỉ ngơi và tăng chất màu cho đất… Vướng đến đâu, tự mày mò khắc phục đến đó. "Đất làm lúa lâu năm đã cạn kiệt dinh dưỡng nên khi bắt tay vào làm lúa sạch, tôi phải bỏ ra 1-2 năm đầu cải tạo đất. Toàn khu ruộng chỉ bón phân chuồng, gặp thêm sâu bệnh dịch hại nên thất mùa nhưng tôi quyết không bỏ cuộc mà kiên trì vừa làm vừa học vừa áp dụng kinh nghiệm dân gian… để cải tiến dần quy trình sản xuất. Sâu rầy nhiều thì bơm nước ngập ruộng cho chết bớt, còn lại bao nhiêu thì thả cá, vịt vào diệt tiếp; đất cằn thì trồng luân phiên lúa - sen để tăng dinh dưỡng…" - Tiếng chia sẻ.

Giai đoạn đầu, đất còn cằn, sâu rầy côn trùng gây hại kéo đến nhiều, ruộng lúa gần như không có năng suất nhưng dần dà trong khuôn viên nông trại không có mùi phân thuốc hóa học, tôm cá, chim chóc và côn trùng thiên địch kéo về sinh sôi nảy nở tạo thành quần thể cân bằng, tự kiểm soát nhau. Đến vụ lúa này, dù không bón giọt phân nào, kể cả phân chuồng nhưng lúa vẫn phát triển tốt, năng suất cao. Cũng nhờ canh tác theo hướng hữu cơ mà giờ đây ngoài cây lúa, nông trại Tâm Việt còn có được nguồn thu không nhỏ từ tôm cá, trứng vịt, sản phẩm từ cây sen được nuôi trồng tự nhiên trong nông trại. Từ kinh nghiệm của mình, Võ Văn Tiếng cho rằng làm nông nghiệp hữu cơ chỉ khó trong 1-2 năm đầu, cực công cải tạo đất, tốn thời gian, tốn chi phí gầy dựng hệ sinh thái tự nhiên nhưng đến năm thứ 3 mọi thứ đi vào ổn định sẽ "khỏe" hơn rất nhiều. Cũng nhờ làm lúa theo chuẩn hữu cơ, Võ Văn Tiếng đang hợp tác với một nhà đầu tư lớn tiến hành các bước để xin chứng nhận lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ của EU và Mỹ cho nông trại Tâm Việt.

Tiến tới chuyên nghiệp hóa

Nông trại Tâm Việt chỉ trồng duy nhất giống lúa Nàng Hoa 9, bán gạo ra thị trường giá 32.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với giá gạo cùng loại. Mặc dù vậy, Võ Văn Tiếng cho biết anh sẽ phải tính toán lại giá vì với giá này, lâu nay nông trại đã phải bù lỗ để người tiêu dùng làm quen sản phẩm. "Ước tính trên 40 ha đất, tôi thu về gần 200 tấn lúa, tương đương 120 tấn gạo. Chúng tôi đã có lượng khách hàng quen thuộc, ổn định; lúa chưa gặt đã có nhiều khách hàng đặt mua nên chưa nghĩ đến chuyện hợp tác với các nhà phân phối lớn để bán hàng. Trước mắt, tôi không lo đầu ra cho sản phẩm mà mong muốn mở rộng diện tích và tìm nhà đầu tư phù hợp dẫn dắt, hỗ trợ chúng tôi tiến tới quản trị chuyên nghiệp để phát triển bền vững" - Võ Văn Tiếng nói thêm.

Không dừng lại với thành quả ban đầu, ông chủ trẻ của nông trại Tâm Việt đang ấp ủ kế hoạch tìm nhà đầu tư để mở rộng diện tích canh tác, thuê thêm 50 ha đất bên ngoài nông trại để trồng luân phiên sen - lúa kết hợp đón khách du lịch mùa nước nổi.

"Mấy năm trước, năng suất chưa đạt nên chưa đủ sức thuyết phục nhà đầu tư, năm nay với năng suất 4-5 tấn/ha là đã có lãi, tôi đã có cơ sở để nói chuyện với các nhà đầu tư. Nguyên tắc của tôi là nhà đầu tư không được can thiệp vào quy trình sản xuất hay yêu cầu tôi làm theo quy trình của họ, Tâm Việt sẽ vẫn làm lúa hữu cơ theo cách của mình và trả quyền lợi cho nhà đầu tư bằng sản phẩm" - Tiếng tự tin. 

 NLĐO

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang

DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...

XEM THÊM TIN