Luật Đấu thầu 2023 được kỳ vọng cho sự phát triển kinh tế
18:06 | 31/05/2024
DNTH: Ngày 31/5, tại Tp.Đà Nẵng, Cục Quản lý Đấu thầu tổ chức Hội thảo Luật Đấu thầu 2023 - Những kỳ vọng và thách thức trong thi hành trên lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Nhiều kỳ vọng từ những quy định mới của Luật Đấu thầu 2023
Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XV, cho biết, đấu thầu là hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện hiệu quả các dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dự thầu về chất lượng, hiệu quả và tiến độ và nhiều tiêu chí khác.
Đấu thầu là một định chế kinh tế - pháp lý phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động đấu thầu được luật hóa lần đầu tiên trong chương VI - Luật Xây dựng 2003. Tiếp đó, Luật Đấu thầu 2013 được ban hành để điều chỉnh hoạt động đấu thầu, đáp ứng các đòi hỏi của phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.

Qua 10 năm thực hiện, Luật Đấu thầu 2013 bộc lộ khá nhiều bất cập so với sự phát triển của đất nước dẫn đến việc Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu 2023, có hiệu lực ngày 1/1/2024. "Là Đại biểu Quốc hội, được tham gia góp ý, thảo luận và bấm nút thông qua Luật Đấu thầu, tôi nhận thấy có rất nhiều kỳ vọng từ những quy định mới của Luật Đấu thầu 2023”, Tiến sĩ Trần Công Phàn nói.
Theo Tiến sĩ Trần Công Phàn, các điểm mới liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động đấu thầu, song nổi bật nhất, tập trung nhất là ngăn chặn khắc phục tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nguồn tài nguyên của đất nước dù thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào.
“Quý vị đã chứng kiến nhiều những sự lãng phí tài nguyên. Chỉ đơn cử một ví dụ, siêu dự án Đại Ninh Lâm Đồng với 3600ha đất màu mỡ 14 năm nay bỏ hoang. Sự lãng phí này quả là vô cùng lớn và đáng phẫn nộ khi người dân đang cần đất để phát triển nông nghiệp. Tình trạng lãng phí, tiêu cực, tham nhũng liên quan nhiều đến đất nơi hoạt động đấu thầu bị bóp méo, bị sử dụng để che đậy những giao dịch bất động sản không phải vì sự phát triển mà vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.
Chính vì vậy, không hề ngẫu nhiên khi các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước luôn tìm các giải pháp phù hợp, hiệu quả để ngăn chặn tình trạng tiêu cực, tham nhũng đang xói mòn và hủy hoại tiềm lực của đất nước bao gồm tiềm lực kinh tế, tiềm lực chính trị và đạo đức xã hội", Tiến sĩ Trần Công Phàn bày tỏ.
Luật Đấu thầu 2023 được áp dụng khá nhiều trong việc triển khai các dự án
Cũng theo Tiến sĩ Trần Công Phàn, tham nhũng, tiêu cực lãng phí diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau song nguy hại, đáng báo động nhất là trong lĩnh vực quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đặc biệt, vô giá và không thể khôi phục, mở rộng.
Đó là đất, đặc biệt đất nông nghiệp trồng lúa, rừng do sự lũng đoạn của các giao dịch bất động sản được giao và thực hiện bằng công cụ đấu thầu bị móp méo. Xin khẳng định rằng, đấu thầu không có lỗi vì bản chất của nó là thiết chế kinh tế - pháp lý tích cực.
Tuy nhiên, pháp luật đấu thầu thì vẫn có trách nhiệm bởi vì ở khía cạnh nào đó chưa thực phù hợp, chưa thực kín kẽ, thiếu các giải pháp để đảm bảo những người có thẩm quyền, nhà đầu tư, nhà thầu không thể, không dám dùng những công cụ như thông thầu, hủy thầu, định giá đất, dự toán, kiểu “cài quen chèn lạ” nhằm thỏa mãn lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.
Chính vì vậy, Quốc hội đã xem xét kỹ, thảo luận kỹ và thông qua Luật Đấu thầu 2023.
Luật Đấu thầu 2023 có rất nhiều điểm mới và được kỳ vọng sẽ mở được nhiều nút thắt cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên, giữa pháp luật và thi hành pháp luật vẫn có những khoảng cách mà các chuyên gia pháp luật, chuyên gia kinh tế gọi là những sự cắt khúc.
Luật Đấu thầu năm 2023 cũng có thể có những sự cắt khúc mà chỉ có thể nhận ra từ hoạt động thi hành. Mặc dù mới có hiệu lực được hơn 5 tháng song do tính chất đặc biệt của nó, Luật Đấu thầu 2023 đã được áp dụng khá nhiều trong việc triển khai các dự án, đặc biệt là các công trình xây dựng.

Trong khi đó, theo bà Vũ Quỳnh Lê, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Luật Đấu thầu (sửa đổi) là tiếp tục tạo dựng khu pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng vốn nhà nước; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luật; Khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động đấu thầu.
Đồng thời, tiếp tục đơn giản hoá thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp thông qua hoạt động đấu thầu; tránh thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản nhà nước, ngăn chặn, xử lý tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu. Xây dựng cơ chế lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
“Trong quá trình xây dựng Luật Đấu thầu (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã rà soát, đánh giá kỹ lưỡng những vướng mắc, khó khăn phát sinh từ thực tiễn, theo tinh thần bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để nghiên cứu sửa luật. Đồng thời, tham khảo thông lệ quốc tế, tham vấn ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp, các đối tượng chịu tác động của luật”, bà Vũ Quỳnh Lê nhận định.

Quy định mới về hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT
DNTH: Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 số 41/2024/QH15 (Luật BHXH 2024) và Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) (Luật BHYT sửa đổi 2024) có những điều chỉnh theo hướng quy định rõ ràng hơn...

Cấp xã được trang bị tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung
DNTH: Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.

Thẻ ATM từ chính thức bị “khóa cửa” từ ngày 1-7-2025
DNTH: Kể từ ngày 1/7/2025, toàn bộ thẻ ATM sử dụng công nghệ từ sẽ bị ngừng chấp nhận giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng.

Từ 1/7, cá nhân bán hàng online bị khấu trừ thuế ngay khi giao dịch thành công
DNTH: Chính phủ vừa ban hành Nghị định 117/2025/NĐ-CP, quy định về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử và nền tảng số của hộ, cá nhân. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày...

Sửa đổi quy định về giá tính lệ phí trước bạ nhà, đất
DNTH: Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí trước...

Phê duyệt Đề án "Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương"
DNTH: Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 5/6/2025 phê duyệt Đề án "Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương".
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...