Luật Doanh nghiệp 2020 giúp thăng hạng doanh nghiệp Việt

06:52 | 15/07/2020

DNTH: Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ giúp doanh nghiệp thăng hạng nhanh với việc tập trung quản trị doanh nghiệp tốt; bỏ hoàn toàn thủ tục hành chính liên quan đến con dấu của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp sử dụng con dấu số...

Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương. Ảnh: PV

Ngày 17/6 vừa qua, Quốc hội chính thức thông qua Luật Doanh nghiệp 2020. Trao đổi với báo giới, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM), một trong những người trực tiếp chắp bút cho Luật Doanh nghiệp 2020, cho biết luật lần này có rất nhiều điểm mới.

Ông có thể cho biết những cải cách của Luật Doanh nghiệp 2020?

Sứ mệnh của Luật Doanh nghiệp năm nay rất khác so Luật Doanh nghiệp của phiên bản trước, đặc biệt là năm 2000-2005. Luật trước đây thì cải cách tập trung vào gia nhập thị trường, tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp để chúng ta thấy được sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp.

Điều này rất đúng đắn, chỉ khi có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp, lúc đó mới nghĩ đến việc sàng lọc về chất lượng. Và chính có số lượng thì doanh nghiệp mới cạnh tranh được và tạo ra những doanh nghiệp tốt.

Luật Doanh nghiệp lần này tiếp tục sứ mệnh tạo thuận lợi cho việc gia nhập thị trường, cho việc kinh doanh thành lập doanh nghiệp một cách dễ dàng nhất, dễ dàng hơn so với các nước khác trong khu vực.

Thứ hai nữa, bối cảnh của Luật Doanh nghiệp lần này là đạo luật thúc đẩy quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc: Doanh nghiệp được làm gì qua một rừng những thủ tục hành chính.

“Được làm” ở đây là chủ động, nhanh nhất, ít tốn kém nhất để thực hiện hoạt động kinh doanh mà Luật Doanh nghiệp luôn đặt một trọng tâm. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp lần này có những cải cách rất đáng kể. Đó là cải cách về con dấu.

Theo cách hiện nay thì con dấu đôi khi vẫn là nguồn cơn của những tranh chấp nội bộ không thể giải quyết được. Không giải quyết được có nghĩa doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh được. Tôi lấy ví dụ tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, một bên cổ đông chiếm dấu của cổ đông bên kia. Như vậy doanh nghiệp tắc tị, phải đứng lại, không điều hành được.

Lần này Luật Doanh nghiệp cải cách triệt để con dấu, trao toàn bộ quyền con dấu cho doanh nghiệp trong việc làm dấu, quản lý dấu. Doanh nghiệp có thể làm dấu số hoặc các cách khác theo hướng tạo thuận lợi nhất cho hoạt động kinh doanh.

Thứ hai nữa là xu hướng số hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng hoàn toàn. Lần này Luật Doanh nghiệp cho phép thực hiện các thủ tục hành chính hoàn toàn trên môi trường mạng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất.

Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh lại, thách thức hiện nay lại không nằm trong Luật Doanh nghiệp nhiều, mà nó nằm ở những rào cản về quyền kinh doanh. Khi anh thành lập doanh nghiệp xong, gia nhập thị trường để kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực, cái ta tạm gọi là rào cản chính là những quy định về kinh doanh có điều kiện.

Không phải chúng tôi nói mọi quy định về điều kiện kinh doanh là không cần thiết, nhưng rất nhiều trường hợp nó trở nên quá mức cần thiết. Và như vậy nó hạn chế sức cạnh tranh, tạo thêm chi phí, thời gian, hạn chế năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Tôi lấy ví dụ, cùng một doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm, giá chi phí sản xuất ra các sản phẩm của Việt Nam, Thái Lan không phải là vấn đề chênh lệch lớn. Nhưng nếu môi trường kinh doanh, các giấy phép kinh doanh của chúng ta phức tạp, khó khăn và tốn kém hơn thì sản phẩm bán ra doanh nghiệp phải tính vào tất cả các chi phí chứ đâu phải chỉ chi phí sản xuất.

Thời gian xuất khẩu của ta dài hơn, thời gian nhập khẩu nguyên liệu dài hơn, chi phí lưu kho, chi phí bãi nhiều hơn thì rõ ràng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ thấp.

Như vậy, Luật Doanh nghiệp lần này vẫn đặt mục tiêu là cải thiện mạnh mẽ về quyền kinh doanh gia nhập thị trường. 

Luật Doanh nghiệp 2020 có những giải pháp nào giúp doanh nghiệp “lớn” và phát triển bền vững, thưa ông?

Chúng ta có số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa rất phát triển, nhưng ta lại luôn trăn trở tại sao các doanh nghiệp không “lớn”, không bền vững, kém về năng lực cạnh tranh.

Thực tế, trong yếu tố năng lực cạnh tranh có yếu tố phi vật chất tài chính, tức là ngay lập tức nó không tạo ra doanh thu, không tạo cho doanh nghiệp lớn mạnh theo cách mà ta nhìn thấy được, nhưng yếu tố quản trị doanh nghiệp này rất âm thầm nhưng lại rất căn cơ để quyết định tính lâu dài và mở rộng quy mô.

Luật Doanh nghiệp lần này tiếp tục sứ mệnh tạo thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Ảnh: T.L

Chúng ta biết cuộc khủng hoảng về tài chính trên thế giới và khu vực đều bắt nguồn từ khung khổ quản trị yếu kém của các doanh nghiệp, dẫn đến sự đổ vỡ. Như vậy, chỉ có thể thúc đẩy quản trị tốt thì mới có thể phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. 

Quản trị tốt không chỉ là vấn đề giúp cho doanh nghiệp tạo ra các chỉ số về tài chính, mà còn hướng đến những giá trị cao hơn rất nhiều, đó là giá trị của người lao động, khách hàng, người tiêu dùng, sự phát triển bền vững…

Như vậy tôi cho rằng, sự kỳ vọng lớn nhất, trọng tâm sửa đổi của Luật Doanh nghiệp lần này là tập trung vào quản trị doanh nghiệp tốt, theo chuẩn mực quốc tế.

Ông có thể nói rõ hơn về sự thay đổi trong quản trị doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2020?

Lần này chúng tôi chủ động sửa Luật Doanh nghiệp để nâng cấp khung khổ quản trị. Nếu như cách thông thường thì đôi khi luật có bất cập thì mới sửa. Nhưng lần này chúng tôi chủ động nâng cấp khung khổ quản trị, đó là sự thay đổi rất lớn về cách tiếp cận.

Thứ hai nữa, rất nhiều cách về quản trị doanh nghiệp tốt được đưa vào trong Luật Doanh nghiệp. Nói thì rất kỹ thuật, nhưng những nguyên tắc căn cơ ở đây là tránh sự lạm dụng của cổ đông lớn chèn ép, chiếm đoạt lợi ích của cổ đông nhỏ, thúc đẩy những mô hình, khung khổ quản trị theo thông lệ quốc tế. 

Ví dụ trong rất nhiều mô hình quản trị hiện nay của chúng ta rất độc đáo, không giống bất kỳ một cách thức quản trị nào chống xung đột lợi ích thông qua giao dịch nội gián có liên quan.

Ta cứ hình dung rất nhiều tranh chấp hiện nay như những cổ đông nghi ngờ doanh nghiệp sử dụng những hợp đồng của mình với doanh nghiệp sân sau. Hoặc gia đình hóa trong doanh nghiệp. Ví dụ một ông có thể kiêm tất cả các chức, bổ nhiệm người thân, gia đình mình vào điều hành doanh nghiệp. Việc này về mặt lâu dài sẽ hủy hoại giá trị doanh nghiệp, tạo ra sự xung đột và làm giảm động lực hoạt động của doanh nghiệp… 

Tất cả những vấn đề này đều được đưa vào Luật Doanh nghiệp 2020, nhưng thách thức lớn nhất ở đây lại là khoảng cách giữa luật pháp và thực tiễn doanh nghiệp thực thi.

Cụ thể, luật pháp chúng tôi đã nâng cấp, nhưng để quản trị tốt vẫn phải đòi hỏi cả sự chủ động tích cực cũng như sự nhận thức của doanh nghiệp. Chúng ta biết, khung khổ quản trị của Việt Nam hiện nay có hai tác động mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày. 

Thứ nhất là tranh chấp nội bộ. Với điều này thì giá cổ phiếu đi xuống, doanh thu của doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh sụt giảm.

Thứ hai, quản trị doanh nghiệp hiện nay của chúng ta có sự chuyển giao thế hệ. Khi các tầng lớp doanh nhân có sự phát triển nhất định (khoảng 20-30 năm), khi họ già, nếu họ không thiết lập được quản trị thì họ không thể chuyển giao được cho thế hệ sau, và như thế doanh nghiệp bi sụp đổ.

Nếu chúng ta không thiết lập được điều đó, nó sẽ trở thành một số nhỏ lan thành số lớn, và trở thành khủng hoảng, suy yếu nền kinh tế.

Ông có kỳ vọng gì vào Luật Doanh nghiệp 2020 lần này?

Chúng tôi kỳ vọng Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ nâng cấp chất lượng doanh nghiệp của Việt Nam. Sứ mệnh của Luật Doanh nghiệp đã chuyển từ mở của thị trường, tự do kinh doanh sang nâng cấp quản trị doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp ý thức rõ về quản trị doanh nghiệp, bài toán doanh nghiệp Việt khó lớn sẽ được giải.

Tôi cũng tin rằng, với những thay đổi yêu cầu về quản trị doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2020, điểm số của các doanh nghiệp Việt Nam trong Thẻ điểm quản trị công ty ASEAN lần công bố tới sẽ tăng lên…

Theo https://doanhnhantrevn.vn/luat-doanh-nghiep-2020-giup-thang-hang-doanh-nghiep-viet-182963.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắt giữ đối tượng phá hoại vườn cây tại Gia Lai vì mâu thuẫn cá nhân

DNTH: Ngày 16/2, Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an xã Đăk Ta Ley đã tạm giữ hình sự Đặng Văn Thêm (SN 1987, quê huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; tạm trú tại thôn Nhơn Tân, xã Đăk Ta Ley) để điều tra về hành vi hủy...

Triệt xóa đường dây 'Tổ chức đánh bạc' và 'Đánh bạc' với số tiền giao dịch 800 tỷ đồng

DNTH: Ngày 10/2, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với nhiều đối tượng về hành vi “Tổ chức đánh...

Hà Nội dự kiến tăng 2 lần mức tiền phạt so với Nghị định số 168 với một số vi phạm

DNTH: Công an thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 738/CAHN-CSGT đề nghị Văn phòng UBND thành phố, Trung tâm thông tin điện tử thành phố đăng tải dự thảo Hồ sơ xây dựng Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi...

Gỡ bỏ lệnh phạt nguội cho lái xe ô tô vượt đèn đỏ cứu người

DNTH: Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội vừa dỡ lệnh phạt nguội đối với anh Phạm Anh Vượng do vượt đèn đỏ để cứu người bị tai nạn giao thông. Đây là minh chứng rõ ràng cho nguyên tắc pháp luật kết hợp với thực...

Tiếp nhận, xử lý hàng chục vụ tham nhũng trong dịp Tết Ất Tỵ

DNTH: Thông tin từ Bộ Công an cho biết, lực lượng công an đã tiếp nhận, xử lý hàng chục vụ việc về kinh tế, tham nhũng trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

DNTH: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) thông tin, đơn vị vừa ra Quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ hình sự đối với 10 đối tượng trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài...

XEM THÊM TIN