Luật Viễn thông sửa đổi sẽ giúp thúc đẩy công nghệ số, sản phẩm Make in Vietnam phát triển

11:41 | 16/02/2022

DNTH: Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long tại hội thảo về Luật Viễn thông sửa đổi và đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số (CN - CNS) tổ chức chiều ngày 14/2.

Thứ trưởng Phạm Đức Long phát biểu tại Hội thảo. Ảnh Mic
Thứ trưởng Phạm Đức Long phát biểu tại hội thảo. Ảnh Mic.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng phụ trách điều hành Cục Viễn thông nêu rõ lý do cần sửa đổi Luật Viễn thông. Ông Nhã cho rằng, việc xây dựng Luật Viễn thông sửa đổi là rất cần thiết vì sau hơn 10 năm áp dụng, luật đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp cần được điều chỉnh để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác thực thi, cũng như đáp ứng xu thế phát triển mới.

Luật Viễn thông hiện hành chưa có chính sách phát triển các doanh nghiệp mạng viễn thông di động ảo để thể chế hoá quan điểm của Đảng về việc thúc đẩy tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông mới, chưa có quy định cụ thể về nghĩa vụ của các doanh nghiệp có hạ tầng mạng trong việc cho thuê hạ tầng. Vì vậy, ông Nhã khẳng định việc cấp phép và điều kiện cấp phép hiện nay chưa phù hợp.

Tại hội nghị, đại diện bộ, ngành, các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp số đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng cho việc sửa đổi Luật Viễn thông, xây dựng Luật CN - CNS. Đại diện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết việc sửa đổi luật Viễn thông và xây dựng luật CN - CNS là rất cần thiết.

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực Viễn thông, CNTT, Internet, đặc biệt chú trọng về tự chủ công nghệ, theo đó, việc xây dựng Luật CN - CNS có thể góp phần thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ trong nước, tránh lệ thuộc công nghệ nước ngoài, giảm thiểu rủi ro. Các đơn vị chủ trì soạn thảo luật, cần bám sát quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Nhà nước để bổ sung sự cần thiết. Việc xây dựng Luật cũng phải đảm bảo tính thống nhất từ của các văn bản quy phạm pháp luật từ luật, nghị định; các quy định tập trung vào lĩnh vực chuyên ngành và chưa có; đảm bảo tính phù hợp với các quy định quốc tế.

Đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT, CMC, FPT, VCCorp đều cho rằng, lĩnh vực viễn thông - công nghệ số đã tiến rất xa, đi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống nên cần phải có sửa đổi tổng thể.

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đề nghị các đơn vị soạn thảo là Cục Viễn thông, Vụ CNTT tiếp thu các ý kiến góp ý của các cơ quan Bộ, Ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội và các chuyên gia trong công tác sửa đổi và xây dựng Luật Viễn thông, Luật CN - CNS.

Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, Bộ TT&TT đã rà soát Luật Viễn thông về các vấn đề thực thi, các vấn đề mới phát sinh, các dự báo, các vấn đề thực hiện theo quy định quốc tế, cách tiếp cận mới và các vấn đề phát sinh sẽ tiếp tục bổ sung trong quá trình sửa đổi, trong đó có 2 chính sách lớn là tạo ra thị trường cạnh tranh tốt bằng cách mở thị trường bán buôn, bán lẻ. Đồng thời, đưa việc xây dựng, vận hành, quản lý trung tâm dữ liệu của các doanh nghiệp vào Luật Viễn thông để thúc đẩy sự phát triển.

Đặc biệt, Thứ trưởng Phạm Đức Long cũng khẳng định, công nghệ số đã đi vào cuộc sống nên việc xây dựng Luật CN - CNS cần có hành lang phát triển. Luật sẽ giúp thúc đẩy công nghệ số, sản phẩm make in Vietnam để phát triển, sánh tầm khu vực. Để làm được sản phẩm dịch vụ make in Vietnam thì cần phải có dữ liệu và dữ liệu phải mang tính hợp pháp. Việc có quy định sandbox cũng là để thúc đẩy phát triển ngành, thúc đẩy make in Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại

DNTH: Tình trạng thao túng đấu giá đất như ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa qua nếu không được kiểm soát, sẽ là lực cản lớn đối với thị trường bất động sản.

CSGT mở cao điểm, công chức vi phạm nồng độ cồn bị gửi giấy về cơ quan

DNTH: Lực lượng cảnh sát toàn quốc sẽ ra quân cao điểm dịp tết 2025 từ ngày 15.12 tới. Trong cao điểm, lực lượng vũ trang, công chức, viên chức nào vi phạm nồng độ cồn sẽ bị gửi thông báo về cơ quan.

Thu hồi, chấm dứt hoạt động nhiều dự án qui mô tại Kon Tum

DNTH: Ngày 4/12, nguồn tin cho biết, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vừa ra quyết định thu hồi, chấm dứt hoạt động 4 dự án quan trọng tại TP. Kon Tum và huyện Kon Plông.

Cẩn trọng bị lừa đảo với dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, mua vé ca nhạc trên mạng

DNTH: Sáng 2/12, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo lừa đảo liên quan đến dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, chiếm đoạt tiền, thông tin cá nhân trên mạng; lừa đảo bán vé xem các chương trình ca nhạc đang thu hút...

Truy tố 10 bị can trong vụ dự án Đại Ninh

DNTH: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng...

Tiêu hủy hơn 62.000 bao thuốc lá nhập lậu

DNTH: Ngày 27/11, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Tây Ninh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) tiến hành tiêu hủy 62.188 bao thuốc lá ngoại nhập lậu các loại, do ngành chức năng thu giữ, xử lý tịch thu theo quy định...

XEM THÊM TIN