Lưu ý khi sử dụng cây lộc mại để tránh ngộ độc
15:59 | 28/11/2023
DNTH: Cây lộc mại dùng chữa táo bón, đau bụng, kiết lỵ, vàng da... nhưng có thể gây ngộ độc khi sử dụng dưới dạng tươi và vượt quá liều lượng.
Đặc điểm của cây lộc mại
Cây lộc mại có tên khoa học là Mercurialis indica Lour, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Ở nước ta, cây lộc mại còn được gọi với một số tên khác như là lục mại, mọ trắng, rau mại hay rau mọi. Cây lộc mại cũng có nhiều loại như lộc mại trái láng, lộc mại nhỏ, lộc mại lá dài.
Cây nhỏ, cao 2 - 3m, có nhiều cành nhỏ, giòn. Đặc biệt trên mặt thân và cành có những bì khổng hình châm trảng lâm tấm.
Lá đơn, có cuống, có lá kèm, mép có răng cưa đều,dài 10 - 20cm, rộng 5 - 10cm. Hoa đực có cuống, mọc thành bông dài 10 - 20cm, thõng xuống.
Hoa cái nhỏ li ti mọc đơn độc hay thành từng đôi, hầu như không cuống. Quả ba mảnh vỏ, trên mặt có những gai nhỏ, ngấn lì.
Quả ba mảnh vỏ, trên mặt có những gai nhỏ, ngắn. Mùa hoa quả: tháng 5 - 8.
Cây mọc chồi và ra nhiều lá non từ cuối mùa xuân cho đến hết mùa hè.
Để làm thuốc dân gian thường dùng lá. Lá hái hầu như quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Một số địa phương còn dùng lá non nấu canh ăn.
Cây lộc mại thường mọc hoang ở khắp các vùng rừng núi, trung du và đồng bằng, ở độ cao dưới 700m, suốt từ Lào Cai tới Kiên Giang.
Cây ưa ánh sáng và có thể sống được trên nhiều loại đất. Thường thấy mọc rải rác hay thành đám khá liên tục ở dưới chân đồi, ven nương rãy, ven đường đi hoặc trên các nương rãy cũ do đất cằn bỏ hoang lâu ngày.
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, lộc mại có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng (liều nhỏ), tẩy (liều lớn), tiêu độc, sát trùng. Dùng chữa táo bón, đau bụng, kiết lỵ, vàng da,.
Thường dùng với liều 10 - 20g lá khô hoặc 20 - 40g lá tươi, sắc uống. Dùng ngoài: lá nấu nước đặc ngâm rửa chữa lở ngứa.
Bài thuốc sử dụng lộc mại.
Tại châu Âu người ta dùng làm thuốc tẩy cho phụ nữ có thai và làm cho cạn sữa. Còn dùng làm thuốc thông tiểu cho những người bị bệnh gút và bệnh Brai (Bright). Châu Âu dùng dưới dạng thuốc mật hay thụt (trẻ em 10 đến 40g, người lớn 30-60g). Có khi dùng sắc 20g trong một lít nước để thụt.
Thông mật, nhuận tẩy (chống táo bón)
Hái lá tươi, rửa sạch, hong khô; ép hoặc giã nát vắt lấy 30ml dịch lá, mật ong 30g, trộn đều, đun sôi. Lọc, chia ra uống trong ngày. Dùng trong trường hợp bị táo bón và tiêu hóa kém do giảm tiết mật.
Đau dây thần kinh tọa
Lộc mại 30g, từ trường khanh (Cynanchum paniculatum) 18g, dây đau xương 30g, cơm cháy 30g, sắc nước uống.
Đau lưng
Lộc mại 15g, ngũ gia bì gai 30g, mò mâm xôi 30g, sắc nước uống.
Lưu ý khi sử dụng cây lộc mại
Nếu dùng lá cây lộc mại với số lượng lớn có thể gây ngộ độc. Các biểu hiện thường gặp sau khi ngộ độc lá lộc mại đó là:
Nhịp tim nhanh
Người mệt yếu, da xanh
Ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng.
Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón.
Đái rắt, đái buốt.
Nước tiểu màu đỏ do một loại sắc tố trong lá cây lộc mại gây ra.
Khi bị ngộ độc lá cây lộc mại, cần dùng thuốc nhuận để tống hết chất độc ra, thuốc kích thích chung toàn thân.
Tóm lại cây lộc mại là loại thảo dược có độc tính cao, do đó trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để việc sử dụng mang đến kết quả tốt.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- bài thuốc về cây lộc mại /
- công dụng của cây lộc mại /
- cây lộc mại /
- ngộ độc /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Xử lý nghiêm vi phạm an toàn thực phẩm và truyền thông để cảnh tỉnh
DNTH: Sáng 23/8, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra chất lượng bánh Trung thu
DNTH: Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, ngày 21/8, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại...
Xây dựng chuỗi liên kết để có được sản phẩm sạch
DNTH: Đây là nội dung trả lời được nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khi được đại biểu Quốc hội chất vấn về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm chiều nay (21/8).
Phát hiện 229 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và 270 chiếc bánh trung thu nhập lậu tại Quảng Ninh
DNTH: Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa phát hiện 229 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và 270 chiếc bánh trung thu nhập lậu với tổng trị giá gần 70 triệu đồng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa dịp Tết Trung thu
DNTH: Để phòng ngừa, ngăn chặn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ trong dịp Tết Trung thu, Tổng cục QLTT đề nghị Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý theo địa bàn.
Hà Nội: Thành lập các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu
DNTH: Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thành lập 2 đoàn kiểm tra an toàn...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...