Lý do khiến thanh long Việt mất vị trí dẫn đầu
17:39 | 01/10/2023
DNTH: Trong thời gian dài, Việt Nam luôn đứng số 1 về cả diện tích trồng và sản lượng thanh long xuất khẩu. Tuy nhiên, kể từ năm 2021, Việt Nam chuyển xuống vị trí thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc.

Vừa qua, tại Hội nghị “Phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức, các chuyên gia đã chỉ ra những hạn chế khiến ngành hàng tỷ USD thanh long thụt lùi.
Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Trưởng phòng Cây ăn quả và cây công nghiệp, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho hay, trong thời gian dài, Việt Nam luôn đứng số 1 về cả diện tích trồng và sản lượng thanh long xuất khẩu. Tuy nhiên, kể từ năm 2021, Việt Nam chuyển xuống vị trí thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc.
Hiện, Việt Nam có 55.000 ha trồng thanh long, sản lượng đạt khoảng 1,3 triệu tấn/năm. Trong khi, Trung Quốc có 67.000 ha thanh long, sản lượng đạt 1,6 triệu tấn.
Cũng theo ông Mạnh, thời kỳ đỉnh cao của quả thanh long đã qua. Loại nông sản tỷ USD này đang có xu hướng đi xuống cả về diện tích và sản lượng.
Cụ thể, nếu như năm 2020, Việt Nam có trên 65.000 ha thanh long thì đến năm 2022 chỉ còn 55.000 ha (giảm gần 10.000 ha). Sản lượng thanh long năm 2022 giảm tới 110.000 tấn so với năm 2021.
Kim ngạch xuất khẩu thanh long cũng giảm mạnh, từ mức đỉnh đạt 1,27 tỷ USD năm 2018 còn khoảng 663 triệu USD vào năm 2022. 8 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu chỉ ở mức 350 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, năm 2011, Trung Quốc chỉ có 3.400 ha thanh long thì tới năm 2021 đã có 67.000 ha, vượt Việt Nam.
Đồng tình với số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bà Trần Thanh Bình, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ ra các lý do khiến thanh long Việt "đi lùi".
Thứ nhất, hiện 80 - 85% sản lượng thanh long hàng năm phục vụ xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thanh long chủ lực, chiếm tỉ trọng trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long. Trung Quốc giảm nhu cầu khiến việc xuất khẩu thanh long giảm mạnh.
Thứ hai, đã có thay đổi lớn trong cơ cấu mặt hàng trái cây xuất khẩu Việt Nam.
Năm 2021, thanh long chiếm 43% trong cơ cấu các mặt hàng, sầu riêng là 7,5%. Năm 2023, tỉ trọng thanh long đã giảm xuống còn 17,7%, trong khi sầu riêng vươn lên 46,9%.
Đây cũng là một lý do khác cho thấy sự ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc, người dân chuyển từ tiêu thụ thanh long sang sầu riêng. Rõ ràng, trong một thời gian dài, xuất khẩu thanh long phụ thuộc lớn vào thị trường nước láng giềng.

Hiện, thanh long Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt. Trung Quốc đang đẩy mạnh sản lượng, tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam.
Về việc này, ông Nguyễn Quốc Mạnh - Trưởng phòng Cây ăn quả - Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, Việt Nam từng là nước dẫn đầu thế giới về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thanh long.
Tuy nhiên, sau thời gian chiếm lĩnh được một số thị trường, thanh long Việt Nam đang đối mặt với không ít thách thức. Theo đó, yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, mẫu mã thanh long quả tươi xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Giống chủ lực của Việt Nam là thanh long vỏ đỏ ruột trắng có kích cỡ, mẫu mã đẹp và ấn tượng, nhưng vị nhạt, không giòn và ngọt như thanh long vỏ vàng.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu dẫn đến sự phát sinh, phát triển của nhiều loại sâu bệnh, dịch hại cùng với giá vật tư phân bón tăng cao ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất, giá thành, an toàn thực phẩm và sức cạnh tranh.
Về thị trường, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao khi chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch. Trong khi đó, xuất khẩu thanh long Việt Nam sang các thị trường mới như Ấn Độ và các thị trường tiêu chuẩn cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, châu Mỹ... cũng như tiêu dùng trong nước và công nghiệp chế biến tăng trưởng không cao.
Song song đó, diện tích trồng thanh long thế giới có xu hướng tăng; đặc biệt Trung Quốc thị trường truyền thống, chủ lực đã tăng nhanh, vượt quy mô diện tích, sản lượng của Việt Nam. Ấn Độ, thị trường lớn, tiềm năng cũng có chủ trương tăng diện tích trồng thanh long phục vụ nhu cầu trong nước từ 3.000 ha hiện nay lên 50.000 ha trong 5 năm tới.
Do vậy, dự báo thị trường thanh long sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới nếu Việt Nam tăng diện tích thanh long, không nỗ lực cải thiện nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu.
Theo ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, muốn thanh long phát triển bền vững chúng ta phải thực hiện quy trình sản xuất an toàn, giảm phát thải. Song song đó là nâng cao chất lượng giá trị của sản phẩm. Đồng thời, để phát triển bền vững cần tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết. Bởi dù giống tốt, trái tốt, nhưng tổ chức không tốt thì không hiệu quả, không đem lại giá trị gia tăng.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam, đề xuất ngành nông nghiệp tập trung tổ chức lại sản xuất thanh long, đi vào chiều sâu trên diện tích còn lại, không mở rộng thêm diện tích mới. Đồng thời, các địa phương không để thanh long bị cây trồng khác thay thế.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- kim ngạch xuất khẩu thanh long /
- trái cây xuất khẩu Việt Nam /
- trái cây xuất khẩu /
- Phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam /
- thanh long Việt /
- ngành nông nghiệp /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)
Tham quan nông trại 200 ha sầu riêng của Công ty 30-4 Gia Lai
DNTH: Ai từng nhắc đến Công ty TNHH 30-4 Gia Lai thường nghĩ ngay đến, đó là doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành gỗ xuất khẩu hay thủy điện, những lĩnh vực đã định danh doanh nghiệp này lâu nay.

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ
DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum
DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca
DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc
DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...
Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố
DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...
Đô thị cuộc sống
-
Mức hỗ trợ đóng BHYT mới nhất từ ngân sách theo Luật BHYT sửa đổi từ tháng 7/2025
-
Hà Nội đề xuất hỗ trợ 3 triệu/người để mua xe điện
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Rắn cạp nong cắn: Lời cảnh tỉnh từ ca bệnh hiểm nghèo ở Gia Lai
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...