Lý do nào khiến Warren Buffet đặt cược hàng tỷ USD vào lĩnh vực nhiều người "xa lánh"?

15:02 | 04/12/2023

DNTH: Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi hành vi của các nhà đầu tư trên khắp thế giới, khi động lực thị trường dồn sang một số lĩnh vực và tránh xa khỏi các lĩnh vực khác. Như thường lệ, Warren Buffet, Chủ tịch của Berkshire Hathaway, vẫn luôn đón đầu được làn sóng mới...

Theo đó, nhà tiên tri xứ Omaha đã bỏ ra hàng tỷ USD để đầu tư vào dầu và khí đốt ngay trong thời điểm mà các chính trị gia và nhiều nhà hoạt động đang lên án các loại nhiên liệu hoá thạch.

Berkshire Hathaway Energy, một công ty thuộc Berkshire Hathaway, hiện đang sở hữu 5.400 dặm (8690 km) đường ống dẫn xăng và 756 tỷ mét khối khí tự nhiên. Berkshire cũng sở hữu 7% công ty Chevron (tương đương 21 tỷ USD) và 25,1% (trị giá 13,4 tỷ USD) công ty Occidental Petroleum.

Và các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD của Warren Buffett vào các khoản đầu tư vào dầu khí ngay từ đầu trong đại dịch đã được đền đáp khi lĩnh vực này đạt thu nhập kỷ lục vào năm 2022. Nhưng thay vì bán ra để thu được lợi nhuận khổng lồ trong năm nay, nhà tiên tri xứ Omaha muốn nhiều hơn thế.

Lý do nào khiến Warren Buffet đặt cược hàng tỷ USD vào lĩnh vực nhiều người
Lợi nhuận của Berkshire Hathaway Energy.

Berkshire Hathaway đang tận dụng đà sụt giảm của giá hàng hoá trong năm nay để đầu tư thêm vào một số doanh nghiệp dầu khí - vốn là lĩnh vực yêu thích của Buffett. Động thái này cho thấy nhà đầu tư nổi tiếng vẫn nhìn thấy cơ hội trong một lĩnh vực đã không được ưa chuộng từ lâu, do sự biến động và ảnh hưởng đến khí hậu.

Đầu tháng này, Berkshire đã chi 3,3 tỷ USD để tăng cổ phần trong - Cove Point LNG - một nhà xuất khẩu LNG ở Maryland. Năm nay, tập đoàn cũng tăng tỉ lệ nắm giữ ở Occidental Petroleum Corp lên 15% và mua thêm cổ phiếu của 5 công ty thuơng mại Nhật Bản. Trong khi đó, công ty năng lượng của Berkshire đang nỗ lực vận động hành lang cho một dự luật, cho phép Texas chi ít nhất 10 tỷ USD cho các nhà máy điện sử dụng khí đốt tự nhiên để hỗ trợ mạng lưới điện của họ.

Nhìn chung, đây là nước đi đầu tư thường thấy của Buffett và cánh tay phải Charlie Munger. Những vấn đề về ESG của ngành này, cùng lợi nhuận yếu kém kéo dài trước đại dịch và rủi ro nhu cầu sụt giảm với nhiên liệu hoá thạch đã khiến nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này nản lòng. Năng lượng là lĩnh vực có P/E thấp nhất trong S&P 500, theo Bloomberg. Tuy nhiên, dòng tiền mặt/cổ phiếu mà ngành này tạo ra lại là lớn nhất.

Các nhà quan sát Phố Wall đã nhanh chóng nắm bắt được rằng Buffett đang vượt xa những nhà đầu tư quay lưng lại dầu và khí đốt và những người đã chuyển hướng sang các cổ phiếu năng lượng theo chủ đề môi trường, xã hội và chính phủ (ESG).

"Mọi người đang bỏ lỡ cơ hội mà Buffett và Munger đang nhìn vào", Cole Smead, CEO của Smead Capital Management, nói với Bloomberg."Lợi nhuận trên vốn của đầu tư vào than, dầu và khí đốt vượt trội so với các lĩnh vực khác".

Theo Kinh tế Chứng khoán

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN