"Mập mờ" thương hiệu bếp từ Faster Made in Germany
11:28 | 17/07/2019
DNTH: Sản phẩm bếp từ của Công ty cổ phần Faster Việt Nam ghi nhãn xuất xứ, linh kiện nhập khẩu châu Âu, Made in Germany nhưng thực tế lại sử dụng một số linh kiện từ Trung Quốc.
Vừa qua, Tòa soạn báo nhận được một số phản ánh của khách hàng về sản phẩm bếp từ của Công ty cổ phần Faster Việt Nam ghi nhãn xuất xứ, linh kiện nhập khẩu châu Âu, Made in Germany nhưng thực tế lại sử dụng một số linh kiện từ Trung Quốc ?
Theo nội dung phản ánh, phóng viên đã tìm hiểu trên web của nhà sản xuất Faster, tại đây rất nhiều những thông tin, hình ảnh giới thiệu về sản phẩm bếp từ với dòng chữ: Schott Ceran Eco Friendly, bên cạnh là hình quốc kỳ Đức và dòng chữ Made in Germany.
Cụ thể hơn, trong mục bếp từ nhập khẩu Đức là những lời quảng cáo hoa mỹ nhưng lại rất mập mờ: “Bếp từ nhập khẩu Đức là một trong những dòng bếp cao cấp, được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Xuất xứ CHLB Đức, kiểu dáng sang trọng, ứng dụng nhiều tính năng thông minh…” Sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp Faster được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tiên tiến. Sự kết hợp hoàn hảo giữa chất lượng sản phẩm Châu Âu, kiểu dáng tinh tế, sang trọng phong cách Italia, Tây Ban Nha cùng giá thành hợp lý và chế độ hậu mãi hấp dẫn… Tất cả đã đưa hình ảnh và thương hiệu FASTER đến gần hơn với công chúng, đồng thời giải phóng đôi tay cho phụ nữ Việt…
Được quảng cáo là bếp điện từ nhập khẩu tại tây Ban Nha nhưng mặt kính lại có từ "Đức"
Đọc những dòng quảng cáo này, không ít người tiêu dùng tin rằng, những loại bếp từ mà Faster đang bán là hàng nhập khẩu từ Đức “xịn” và giá bán của chúng cũng không hề rẻ, khoảng trên dưới 20 triệu đồng/chiếc.
Mặt kính Schott Ceran thương hiệu của Đức nhưng lại nhập khẩu từ Trung Quốc
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV một số loại bếp từ mà Faster phân phối tại thị trường Hà Nội thì sự thật không như quảng cáo. Cụ thể, sản phẩm bếp từ FS-741G có ghi nhập khẩu từ Đức, mặt kính Schott Ceran (Made in Germany) mài vát 4 cạnh 10mm, nhưng phần bụng bếp điện lại sử dụng linh kiện nhiệt điện EIKA (Made in Spain).
Điều lạ là với việc lắp ráp như vậy, nhưng Faster vẫn quảng cáo là 100% linh kiện đồng bộ EGO, hay như Bếp từ FS-2SIR cũng ghi Mặt kính Schott Ceran - Made in Germany nhưng lại là hàng nhập khẩu Tây Ban Nha? Bếp từ đôi “cao cấp nhập khẩu Ý” FS -740IR ghi rõ là Made in Italy nhưng cũng ghi mặt kính Eurokera - Made in France...?
Bếp từ lắp giáp tại Việt Nam nhưng lại gắn nhán mác xuất xứ tại Germany
Trong vai khách hàng muốn mua sản phẩm, tiếp xúc với nhân viên tư vấn của Faster tại một trong những showroom lớn của hãng có địa chỉ 90 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân - Hà Nội, thì lại càng bị bất ngờ hơn, bởi chẳng có Made in Germany, Spain hay “linh kiện đồng bộ” gì ở đây cả. Nhân viên Faster cho biết các sản phẩm bếp từ được sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam và thừa nhận là chỉ có phần bụng (phần linh kiện điện tử) là được nhập từ các nước châu Âu (Đức, Ý, Tây Ban Nha) còn phần mặt kính nhập từ đơn vị thứ 3 tại Trung Quốc...?
Showroom của Cty Faster tại 90 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân - Hà Nội
Để làm rõ hơn về sản phẩm bếp từ của Cty Faster đang cung cấp, phóng viên đã liên hệ làm việc với Cục Quản lý thị trường Hà Nội, đại diện đơn vị này cho biết, theo các quy định hiện hành, sản phẩm hoàn thiện công đoạn cuối cùng tại đâu thì ghi xuất xứ ở đó. Ví dụ, sản phẩm lắp ráp hoàn thiện tại Việt Nam thì dù linh kiện nhập khẩu từ bất kỳ đâu cũng vẫn phải ghi là Made in Vietnam. Đối chiếu với các sản phẩm của Faster, việc ghi xuất xứ là các nước Châu Âu như Đức, Ý, Tây Ban Nha là có sự mập mờ thiếu minh bạch.
Đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết thêm, hiện nay có tình trạng một số nhà sản xuất kinh doanh thiếu minh bạch, mập mờ gian lận, có thủ đoạn dùng nhiều bộ hồ sơ nhập khẩu chính hãng để đối phó với việc kiểm tra của các cơ quan chức năng. Còn trong thực tế sản xuất, họ lại sử dụng linh kiện từ các nguồn giá rẻ, kém chất lượng để cho ra sản phẩm rồi tung ra thị trường.
Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng cũng như sự công bằng, minh bạch trong môi trường kinh doanh, đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra việc ghi nhãn hàng hóa của nhà sản xuất Faster có đúng như quảng cáo hay không, đồng thời thông tin rộng rãi để người tiêu dùng được biết.
Nguồn: https://congluan.vn/map-mo-thuong-hieu-bep-tu-faster-made-in-germany-post65112.html
Theo Báo Công Luận Online
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Made in Germany /
- nhập khẩu châu Âu /
- Faster Made in Germany /
- Công ty cổ phần Faster Việt Nam /
- thương hiệu bếp từ /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

TH true MILK chính thức vận hành nhà máy sữa tươi tại Liên bang Nga
DNTH: Ngày 11/5, Tập đoàn TH (sở hữu thương hiệu TH true MILK) chính thức đưa vào vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại Liên bang Nga. Sự kiện đánh dấu cột mốc ra đời những hộp sữa tươi sạch TH true MILK đầu tiên sản...

Chuyển đổi từ trồng lúa bấp bênh sang dừa chuyên canh cho năng suất cao
DNTH: Dừa là cây trồng có giá trị kinh tế cao, chịu được hạn mặn, thích hợp thổ nhưỡng nên được tỉnh Tiền Giang khuyến khích phát triển.

Sản xuất chè liên kết, nông dân hết lo âu
DNTH: Những đồi keo èo uột được xã Sơn Hồng vận động phá bỏ chuyển sang trồng chè liên kết. Kết quả, sau 2 năm chăm bón, nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng/ha.

Tập đoàn Mường Thanh Khai trương khách sạn thứ 62 tại Điện Biên
DNTH: Ngày 7/5/2025, thành phố Điện Biên Phủ chào đón một công trình nghỉ dưỡng mới – Khách sạn Mường Thanh Luxury Điện Biên. Không chỉ là khách sạn thứ 62 trong hệ thống danh tiếng của Tập đoàn Mường Thanh, mà còn là biểu tượng...

LocknLock phát huy trách nhiệm xã hội qua chương trình thiện nguyện tại Vĩnh Phúc
DNTH: Trong khuôn khổ cuộc thi “Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam Toàn cầu 2025” diễn ra tại tỉnh Vĩnh Phúc, thương hiệu LocknLock - nhà tài trợ kim cương của chương trình đã tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện “Trao sinh kế”, mang đến...

Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
DNTH: Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Dinh dưỡng học đường cho trẻ mầm non: Nền tảng cho sự phát triển toàn diện
-
Phương pháp chữa bệnh không xâm lấn, không dùng thuốc - hướng đi mới tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...