Mía đường lại kêu cứu

17:42 | 28/02/2018

DNTH: Giá đường trong nước đang ở mức rất thấp nhưng lại khó tiêu thụ do bị hàng ngoại nhập lậu lấn lướt trên sân nhà

Ông Nguyễn Văn Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết lượng đường tồn kho trong cả nước hiện nay trên 300.000 tấn. Trong đó, Công ty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco) tồn khoảng 30.000 tấn vừa được Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang kêu gọi "giải cứu". Đây là tình trạng chung của nhiều nhà máy đường (NMĐ) khi việc tiêu thụ không hề dễ dàng.

Cạnh tranh không lại đường nhập lậu

Tại cuộc họp đầu năm Mậu Tuất mới đây, ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong tỉnh mua "giải cứu" lượng đường tồn kho của Casuco.

Theo ông Trần Văn Hùng, Giám đốc Casuco, nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do tâm lý giao thời về hội nhập ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN) khiến thuế suất nhập khẩu đường từ ASEAN về Việt Nam xuống 0% nên các đại lý không dám trữ hàng vì lo sợ đường ngoại có giá rẻ sẽ ồ ạt tràn vào. Việc này khiến doanh nghiệp (DN) phải chịu thêm áp lực kho bãi chứa hàng. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất hiện nay vẫn là tình trạng đường nhập lậu mà các cơ quan chức năng chưa xử lý được.

Mía đường lại kêu cứu - Ảnh 1.

Đường lậu hoành hành trên tuyến biên giới Tây Nam ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ đường trong nước Ảnh: Thốt Nốt

"Tình trạng buôn lậu tràn lan đã làm cho việc tiêu thụ đường trong nước gần như tê liệt. Hiện giá đường nội đã giảm còn 12.000 đến 12.500 đồng/kg nhưng vẫn khó bán. Trong khi đường lậu từ Thái Lan đang "hoành hành" ngoài thị trường chỉ 11.500 đồng/kg. Nếu các cơ quan chức năng làm tốt việc ngăn chặn buôn lậu trong vòng 1 tháng thì lượng đường tồn kho trong nước sẽ không còn" - ông Hùng nêu.

Ông Nguyễn Văn Hải cho biết đường nhập lậu triền miên mấy năm nay với giá bán rẻ là mối đe dọa và gây khó khăn cho ngành đường trong nước. "Chúng tôi kiến nghị rất nhiều năm nay và phối hợp với nhiều cơ quan chức năng của nhà nước nhưng vẫn không dẹp được. Giá đường xuống thấp thì tất nhiên nhà máy đường mua mía giá thấp cho nông dân, từ đó nông dân có tâm lý chuyển đất trồng mía sang các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn" - ông Hải phân tích.

Cần chính sách vĩ mô

Theo ông Nguyễn Văn Hải, sở dĩ đường của Thái Lan có giá cạnh tranh và rẻ hơn đường trong nước do Chính phủ nước này có chính sách vĩ mô cho ngành mía đường. Cách đây nhiều năm, Thái Lan ban hành Luật Mía đường và quy hoạch ngành. Mục đích để ngành mía đường Thái Lan phát triển, với ưu tiên hàng đầu bảo vệ người trồng mía, kế đến là nhà máy đường và cuối cùng là người tiêu dùng. "Thái Lan ấn định giá mía, giá đường, bảo đảm những người tham gia có lợi ích, người dân không bao giờ mua đường giá cao do họ không có đường nhập lậu" - ông Hải thông tin.

Trong khi đó, GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến việc ngành mía đường trong nước khó tiêu thụ hàng hóa là do giá thành sản xuất còn cao nên luôn chịu sự cạnh tranh với các loại đường có xuất xứ từ Thái Lan hoặc Brazil. Từ khi các nhà máy đường trong nước được cổ phần hóa, việc "trông chờ, ỷ lại" vào sự hỗ trợ của nhà nước đã giảm. Tuy nhiên, chính vì vậy mà DN chỉ chú trọng lo cho quyền lợi của mình và các cổ đông mà quên đi người trồng mía. "Đây là lúc DN nên nghĩ về sự hài hòa lợi ích giữa các bên để cùng nhau vượt qua khó khăn cũng như có đủ sức cạnh tranh với các nước sản xuất đường lớn trên thế giới" - GS-TS Võ Tòng Xuân khuyến nghị.

 

Ông Nguyễn Văn Hải phân tích: "Chính sách nông nghiệp của nước ta đối với cây mía, nông dân không được hưởng bao nhiêu so với Thái Lan. Trong khi đó, kỹ thuật canh tác kém, sản xuất manh mún, không cơ giới hóa được… dẫn đến năng suất và chất lượng kém hơn, làm giá thành mía cao nên đẩy giá đường cao, khó cạnh tranh với đường Thái Lan".

Để chấm dứt tình trạng này, theo GS-TS Võ Tòng Xuân, chỉ áp dụng kỹ thuật mới thì nông dân và nhà máy đường mới có lợi nhuận vì chạy được nhiều đường với chi phí thấp. Từ đó, giá thành sản xuất cho mỗi kg đường không phải 12.000-13.000 đồng như hiện nay mà có thể chỉ còn từ 8.000-9.000 đồng/kg. Khi đó, đường cát Thái Lan cũng không còn "cửa" tràn vào nội địa vì đường Việt Nam đã ngon mà còn rẻ hơn. "Phần còn lại là nhà nước thực hiện việc miễn, giảm thuế cho người trồng mía, người chế biến và cả người tiêu dùng tại các siêu thị để tăng thêm tính cạnh tranh vì hàng lậu không chịu thuế" - hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ kiến nghị. 

Chung tay làm ăn lớn

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, ngay cả khi Thái Lan nhập khẩu hàng theo đường chính ngạch thì đường cát của Việt Nam cũng không thể cạnh tranh nổi và chịu thua thiệt trên sân nhà, nhất là khi cộng đồng kinh tế ASEAN cho phép nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản trong khối với thuế suất bằng 0. Do đó, DN cần xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn từ ruộng đất của nông dân và hướng dẫn họ trồng mía theo đúng kỹ thuật để có sản phẩm đồng nhất về chất lượng, giá cả cạnh tranh với hàng ngoại nhập thì mới có thể tồn tại được.

 
Theo Ca Linh - Thốt Nốt
Báo NLĐ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thời tiết nông vụ ngày 3/4: Bắc Bộ trời hửng nắng, Nam Bộ chiều tối có mưa dông

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 3/4, Bắc Bộ trưa và chiều hửng nắng. Nam Bộ có mưa, mưa dông chủ yếu xuất hiện vào chiều tối.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu...

Việt Nam cử lực lượng cứu nạn, cứu hộ đến Myanmar

DNTH: Trước tình hình khẩn cấp tại Myanmar sau thảm hoạ động đất, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng cử lực lượng sang cứu trợ người dân Myanmar. Hãng hàng không Vietjet dùng hai máy bay A330 và A321 hiện đại tham gia nhiệm vụ...

Arobid tiên phong thúc đẩy triển lãm số và hợp tác chiến lược, hướng đến phát triển bền vững

DNTH: Ngày 27/03/2025, bên cạnh sự kiện khai mạc HCM City Export 2025, Arobid đã ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều đối tác quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong số hóa triển lãm và thúc đẩy thương mại điện tử...

Thời tiết nông vụ: Nắng nóng cục bộ tại Tây Bắc Bộ,Trung Bộ và Nam Bộ

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 27/3, khu vực miền Trung và Nam Bộ ghi nhận tình trạng nắng nóng cục bộ. Trong đó, vùng núi phía Tây từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế và miền Đông Nam Bộ là những khu vực...

Cả nước ngày nắng, Tây Bắc có nơi trên 32 độ C

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời lạnh. Riêng khu vực Tây Bắc có mưa rào, dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh....

XEM THÊM TIN