'Mở đường' cho cà phê đặc sản vươn ra thế giới

07:20 | 12/03/2025

DNTH: Trước những rủi ro từ thị trường EU, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Đắk Lắk chủ động tìm hướng đi mới, gắn với các sản phẩm cà phê hữu cơ, cà phê đặc sản.

Kết nối những người quan tâm đến cà phê

Ngày 11/3, tại TP. Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt.

Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt sẽ nhận diện rõ hơn và tái khẳng định vai trò, vị thế của ngành công nghiệp cà phê, tìm cơ hội và giải pháp để gia tăng giá trị cà phê Việt; là nhịp cầu để kết nối những người quan tâm đến cà phê, cùng cà phê và vì cà phê gần lại với nhau hơn.

Theo ông Hà, từ năm 2020-2024, tỉnh Đắk Lắk xuất khẩu được 1,425 triệu tấn cà phê, chiếm 18,1% so với cả nước; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,369 tỷ USD, chiếm 17% so với cả nước. Tuy nhiên, hàng năm, khối lượng xuất khẩu cà phê trực tiếp của tỉnh vẫn thấp so với sản lượng do thiếu các doanh nghiệp, đầu mối xuất khẩu lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc phát triển vùng nguyên liệu còn gặp nhiều khó khăn và chưa được quan tâm đúng mức.

Các sản phẩm cà phê, ca cao trưng bày bên lề Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Ảnh: Trần Thọ.

Các sản phẩm cà phê, ca cao trưng bày bên lề Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Ảnh: Trần Thọ.

Về kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ thích ứng với Quy định EUDR đối với ngành hàng cà phê Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết: Quy định EUDR yêu cầu các sản phẩm liên quan đến cà phê và cao su phải được sản xuất phù hợp với các quy định pháp luật của quốc gia sản xuất và không được trồng trên diện tích đất có nguồn gốc từ việc phá rừng sau ngày 31/12/2020 và quá trình sản xuất không được dẫn đến mất rừng hay suy thoái rừng sau ngày này.

Ngoài ra, các nhà cung cấp và nhập khẩu sản phẩm cà phê và cao su có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin và đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm họ cung cấp hoặc nhập khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU). EU cần cung cấp thông tin liên quan đến vùng trồng của sản phẩm vào “hệ thống thông tin nền tảng” do EU thiết lập theo Điều 33 của Quy định EUDR.

Xây dựng các tài liệu truyền thông về EUDR

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Mạnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có kế hoạch hành động hỗ trợ thích ứng với Quy định EUDR. Trong năm 2025, dự kiến sẽ thực hiện các công việc như: Xây dựng các tài liệu truyền thông về EUDR; tổ chức tuyên truyền, phổ biến theo nhiều hình thức khác nhau đến cơ quan quản lý các cấp, các tác nhân trong các chuỗi giá trị ngành hàng; tổ chức các cuộc họp kỹ thuật chuyên sâu để phổ biến và giải đáp Quy định EUDR cho các tác nhân liên quan và xây dựng bộ quy tắc ứng xử để xử lý theo hướng nhân văn đối với các trường hợp đã gây mất rừng và suy thoái rừng để sản xuất nông nghiệp.

Mở rộng thị trường, đẩy mạnh chế biến sâu

Không chỉ EU, các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang áp dụng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ông Thái Anh Tuấn, Tổng giám đốc Simexco Đắk Lắk, cho biết: "Việc đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và chất lượng là thách thức nhưng cũng là cơ hội để ngành cà phê Việt Nam nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới sản xuất bền vững".

Trước những rủi ro từ thị trường EU, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang chủ động tìm hướng đi mới. Trung Đông, Nam Á, Bắc Mỹ đang nổi lên như những thị trường tiềm năng, giúp giảm phụ thuộc vào châu Âu. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi với xu hướng sử dụng cà phê hữu cơ, cà phê đặc sản ngày càng tăng.

Các đại biểu nước ngoài trao đổi với doanh nghiệp Việt Nam về nguồn gốc các sản phẩm cà phê. Ảnh: Phạm Hoài.

Các đại biểu nước ngoài trao đổi với doanh nghiệp Việt Nam về nguồn gốc các sản phẩm cà phê. Ảnh: Phạm Hoài.

Theo định hướng đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu mở rộng 11.000 ha cà phê đặc sản, sản lượng đạt 15.000 tấn/năm. Đồng thời, ngành cà phê đang đẩy mạnh chế biến sâu với các sản phẩm như cà phê hòa tan cao cấp, cà phê viên nén, RTD (ready-to-drink), gia tăng giá trị xuất khẩu.

Thị trường nội địa cũng là điểm sáng với mức tiêu thụ 270.000-300.000 tấn/năm, tăng trưởng ổn định 2-3%/năm. Đây là cơ hội lớn để phát triển các sản phẩm chế biến sâu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Nhằm giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu EUDR, Bộ NN-PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã triển khai hệ thống dữ liệu vùng trồng cà phê. Đến tháng 12/2024, hệ thống này do Cục Trồng trọt phối hợp với tổ chức IDH đã hoàn thành, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chứng minh nguồn gốc và truy xuất sản phẩm. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro, ngành cà phê Việt Nam cần có chiến lược dài hạn, tập trung vào phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, ngành cà phê cần tập trung vào cải thiện chất lượng, xây dựng thương hiệu và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Việc đầu tư vào chế biến sâu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao cũng là hướng đi cần thiết để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thông tin mới nhất về tình hình đàm phán thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

DNTH: Việt Nam thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại cân bằng bền vững với Hoa Kỳ trên tinh thần hiệu quả, thẳng thắn, xây dựng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và mang lại kết quả lợi ích cho cả hai bên.

Quảng Ninh: Triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh hiện đại, hiệu quả

DNTH: Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái đang thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc).

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

DNTH: Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ...

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của kinh tế tư nhân

DNTH: Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đang ngày đêm dấn thân, nỗ lực đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.

Vụ mùa vải thiều 2025: Bội thu và kỳ vọng bứt phá thị trường

DNTH: Vụ vải thiều năm 2025 đang hứa hẹn một mùa bội thu, với sản lượng dự kiến đạt khoảng 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024 .

XEM THÊM TIN