Hà Nội: Ai phải chịu trách nhiệm trước cái chết của người phụ nữ bị thanh sắt rơi từ công trình?

00:00 | 30/11/-0001

DNTH: Dư luận đang xôn xao trước sự việc thanh sắt giàn giáo của một công trình xây dựng trên đường Lê Văn Lương – Thanh Xuân - Hà Nội rơi trúng đầu của người đi đường, khiến 1 cô gái tử vong ngay tại chỗ và 3 xe máy khác bị hư hỏng nặng.

Người dân bức xúc…

Trước thông tin trên, nhiều người dân Hà Nội đang tỏ ra hết sức lo lắng.

Trao đổi với PV Thương hiệu và Pháp luật, chị Nguyễn Minh Thu, Cầu giấy, Hà Nội cho hay: “Vụ việc trên một lần nữa báo động tình trạng mất an toàn lao động nghiêm trọng tại các công trình xây dựng nhà cao tầng tại Thủ đô Hà Nội nói riêng và các Thành phố khác trên cả nước nói chung”…

Chung quan điểm với chị Minh Thu, anh Thái Dương (Đống Đa, Hà Nội) cũng bức xúc khẳng định: “Phần lớn nguyên nhân dẫn đến các sự cố thương tâm trong thời gian qua tại các công trình xây dựng nhà cao tầng là do sự chủ quan, thiếu cẩn trọng, không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong xây dựng”…

Sap-Gian-Giao-1
Hiện trường xảy ra sự việc thanh sắt giàn giáo của một công trình xây dựng rơi khiến khiến 1 cô gái tử vong ngay tại chỗ và  3 xe máy khác bị hư hỏng nặng

Cũng theo tìm hiểu của PV, được biết, công trình đang thi công có thanh sắt giàn giáo rơi khiến 1 cô gái tử vong thuộc dự án Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê, gồm 2 tầng hầm, 16 tầng nối, ở lô đất 4.6-LO đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Tòa nhà Trung tâm Thương mại và Văn phòng có các đơn vị chủ đầu tư, thi công, thiết kế, giám sát gồm: Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Sao Mai, Công ty Tư vấn Xây dựng công nghiệp và Đô thị Việt Nam (VCC), Công ty CP Đầu tư và Xây dựng POLYTEC Việt Nam và Công ty Đầu tư và Phát triển Tây Hồ.

Ai là người chịu trách nhiệm vụ thanh sắt công trình rơi làm chết người?

Trao đổi với PV Thương hiệu và Pháp luật, Luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty Luật Dragon cho biết: hành vi của người trực tiếp phụ trách an toàn lao động công trình đã vi phạm Điều 6 Thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ xây dựng gây hậu quả 1 người tử vong đã có dấu hiệu phạm tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người”. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 295 Bộ Luật hình sự 2015.

Lỗi của người của người trực tiếp phụ trách an toàn lao động công trình trong vụ việc này là lỗi vô ý được quy định tại khoản 2 điều 11 BLHS 2015 “Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.

dce1c235-96c9-4cc0-be21-66403f936fe5-2106-1638
Luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty Luật Dragon trao đổi với PV Thương hiệu và Pháp luật 

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 597 Bộ luật dân sự 2015, bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”

Trước tiên nhà thầu thi công của người trực tiếp phụ trách an toàn lao động công trình sẽ phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị nạn theo quy định tại các điều 591 Bộ luật dân sự.

Điều 295. Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người

  1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  2. a) Làm chết người;
  3. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  4. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  5. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  7. a) Làm chết 02 người;
  8. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  9. c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  10. d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.
  11. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm:
  12. a) Làm chết 03 người trở lên;
  13. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  14. c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
  15. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  16. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thực tế, đây không phải lần đầu xảy ra tình trạng thanh sắt giàn giáo của một công trình xây dựng rơi khiến người đi đường tư vong ngay tại chỗ. Trước đó vào khoảng tháng 8/2018, vụ việc sập giàn giáo tương tự cũng đã xảy ra tại công trình thuộc dự án Cây xanh, bãi đỗ xe Việt Nhật (đường Tố Hữu, phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) làm 3 công nhân thiệt mạng.

Dù vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan tới nguyên nhân gốc rễ dẫn đến những vụ tai nạn thương tâm tại các công trình xây dựng như, ai phải chịu trách nhiệm đối với vụ tai nạn, xử lý trách nhiệm tập thể hay cá nhân có liên quan như thế nào nhưng với việc thiếu an toàn lao động của các công trình xây dựng gây ra những cái chết thương tâm chính là một “cú đấm” mạnh vào uy tín của các chủ đầu tư .

Đồng thời, đây một lần nữa là hồi chuông cảnh tỉnh cho hàng loạt các dự án chủ quan, thiếu cẩn trọng, không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong xây dựng, “thờ ơ” với tính mạng người dân tại các khu vực đông dân cư. 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quy định mới điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

DNTH: Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 28/2/2025.

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc cho cán bộ, công chức

DNTH: Bộ Nội vụ đã hướng dẫn cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã. Có 3 khoản trợ cấp cần biết.

Bỏ phố về quê nuôi lợn, cô gái trẻ kiếm 700 triệu đồng trong 2 tháng

DNTH: Vì muốn ở gần cha mẹ, cô gái sinh năm 1997 quyết định nghỉ công việc mơ ước tại một hãng hàng không, trở về quê nuôi lợn.

Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

DNTH: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 14/2024/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Trường hợp được đi xe máy lên vỉa hè năm 2025, ai cũng nên biết

DNTH: Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2025 và quy trình nộp

DNTH: Khi thu nhập cá nhân tăng lên, vấn đề thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ngày càng được quan tâm. Năm 2025, sẽ có nhiều thay đổi về cách tính thuế TNCN theo quy định mới.

XEM THÊM TIN