Mở ra trang mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

19:11 | 26/11/2023

DNTH: Nhận lời mời của Nhà nước Nhật Bản, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27 đến 30/11.

 Mở ra trang mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản- Ảnh 1.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27 đến 30/11/2023. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).

Đây là chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị mới trong bối cánh cảnh quan hệ Việt Nam-Nhật Bản phát triển hết sức tốt đẹp, thực chất sau đúng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023) và sau 9 năm nâng cấp lên Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á vào năm 2014. Do đó, chuyến thăm được kỳ vọng mở ra giai đoạn hợp tác mới, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản.

Năm 2023 Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng ngay từ thế kỷ thứ 8, Nhà sư Phật Triết của Lâm Ấp (nay là miền Trung Việt Nam) đã tới Nara, kinh đô Nhật Bản, giao lưu phật giáo, âm nhạc tại chùa Đại An. Qua đó, Nhà sư Phật Triết đã giới thiệu âm nhạc Lâm Ấp, đến nay vẫn được biểu diễn trong những nhạc khúc của nhã nhạc Nhật Bản, với sự đồng điều về thanh âm với nhã nhạc cung đình Huế.

Đến thế kỷ 17, nhiều thương thuyền của Nhật Bản đã cập cảng Hội An và tại đây, người Nhật Bản đã tổ chức giao lưu, buôn bán và lập ra khu phố của người Nhật Bản…

Vào thời điểm hiện nay, quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển tích cực, hợp tác toàn diện, mạnh mẽ, độ tin cậy chính trị cao trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng - an ninh, văn hóa - giáo dục, nông nghiệp, y tế, lao động, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, năm nay hai nước đã tổ chức gần 500 hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn tình cảm hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Thời gian qua, các hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp được duy trì, đẩy mạnh.

Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp ODA lớn nhất, đối tác lớn thứ hai về hợp tác lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch, thứ tư về thương mại. Trong 9 tháng của năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt gần 33 tỷ USD, trong đó ta xuất khẩu sang Nhật khoảng 17 tỷ USD.

Lũy kế tính đến 20/9 năm nay, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là trên 71 tỷ USD với gần 5200 dự án còn hiệu lực, xếp thứ 3 trong số 143 các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam; và đang tiếp tục có các dự án mới của Nhật đầu tư vào Việt Nam. Tính đến hết năm tài khóa 2020, Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam lên tới 27,5 tỉ USD, chiếm hơn 26% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ.

Hợp tác quốc phòng - an ninh ngày càng phát triển thực chất, đi vào chiều sâu. Hợp tác giữa các địa phương hai nước không ngừng được mở rộng với gần 100 cặp địa phương thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới chính thức đưa tiếng Nhật vào giảng dạy ở bậc trung học cơ sở từ năm 2003, tiểu học từ năm 2019. Nhật Bản là một trong những nước viện trợ lớn nhất cho ngành giáo dục - đào tạo của Việt Nam thông qua các chương trình viện trợ ODA.

Nhật Bản đã hỗ trợ nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao; đang hợp tác xây dựng trường Đại học Việt - Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và dịch vụ. Hiện có trên 500 nghìn người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản và gần 23 nghìn người Nhật Bản đang sinh sống tại Việt Nam.

Trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp, hai bên phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, ủng hộ lẫn nhau tại các điễn đàn đa phương và trong các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Nhật Bản là nước G7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016).

Trả lời báo chí, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu cho biết, cả Việt Nam và Nhật Bản đều hết sức coi trọng chuyến thăm Nhật Bản lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, là dịp để lãnh đạo cấp cao hai nước cùng nhau trao đổi và thống nhất về những phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể để đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản sang một giai đoạn phát triển mới mạnh mẽ, toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn nữa, đáp ứng lợi ích và phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

"Nói một cách ngắn gọn, chuyến thăm sẽ mở ra trang mới trong quan hệ Việt Nam -Nhật Bản", Đại sứ Phạm Quang Hiệu chia sẻ.

"Tôi tin tưởng rằng chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Võ Văn Thưởng diễn ra vào thời điểm quan trọng như vậy sẽ mang ý nghĩa lịch sử và trở thành một trong những dấu ấn nổi bật nhất của năm kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao", Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio nói.

"Ngoài việc nhìn lại những bước tiến trong quan hệ Nhật Bản - Việt Nam từ trước đến nay, chuyến thăm này còn truyền đi thông điệp rằng sự hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam không chỉ là mối quan hệ song phương mà đang trở thành mối quan hệ có thể cùng đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực và thế giới".

Chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân tượng trưng rõ nét cho mối quan hệ tốt đẹp nhất từ trước đến nay giữa Nhật Bản và Việt Nam, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio nhìn nhận.

Theo Báo Chính phủ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí

DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

XEM THÊM TIN