Mối liên hệ giữa kinh tế và đạo đức khi thông tin báo chí trở thành hàng hóa
16:13 | 17/06/2021
DNTH: Mối quan hệ giữa đạo đức báo chí và kinh tế báo chí, là một chủ đề được quan tâm khá nhiều những năm gần đây. Khi thông tin trở thành hàng hóa, nó tác động trở lại làm biến dạng một phần khuôn mẫu của đạo đức nghề báo, để lại hậu quả cho xã hội. Sự dịch chuyển đó, cần có những giải pháp căn cơ từ cơ quan chức năng, thông qua các chế tài của luật pháp.
Từ năm 1986 trở về trước, khi báo chí được bao cấp hoàn toàn, nhiệm vụ của báo chí bó hẹp trong khuôn khổ của tuyên truyền, cổ động, thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Đảng. Điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật nghèo nàn, thu nhập của người làm báo eo hẹp, chức năng kinh tế báo chí không được đề cập tới. Những năm gần đây, đa phần các cơ quan báo chí đã tự chủ về tài chính, chức năng kinh tế báo chí được các tòa soạn quan tâm, quy mô hoạt động của các cơ quan báo chí đã mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dạng về tin tức và nới rộng diện bao phủ.

Đó là điều đáng mừng, khi báo chí nước ta bắt nhịp tốt với xu thế chung của báo chí thế giới, phản ánh trung thực, kịp thời hơi thở của đời sống xã hội; là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh, phòng, chống các luận điệu xuyên tạc, nhằm chống phá thành quả của Đảng và Nhân dân, trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, sau khi giảm dần sự phụ thuộc vào “hầu bao” của ngân sách, nỗi lo “cơm áo – gạo tiền” của các tòa soạn tăng dần, gánh nặng đặt trực tiếp trên vai các phóng viên, nhà báo, kéo theo nhiều vấn đề cần quan tâm. Một trong số đó là những năm gần đây, số lượng các phóng viên, nhà báo, vi phạm pháp luật gia tăng, các chuẩn mực đạo đức của người làm báo bị “xô lệch”, cho thấy sự cần thiết phải nhìn nhận, nghiên cứu, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp cho diễn biến thực tế hiện nay.
Đạo đức báo chí với sự dịch chuyển của cơ chế thị trường
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, báo chí luôn là công cụ sắc bén của Đảng, góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong đó, đội ngũ các nhà báo Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng; phẩm chất và bản lĩnh chính trị của người làm báo là ngọn đuốc soi đường, để ngòi bút phát huy tối đa sức mạnh trên mặt trận tư tưởng. Dưới ngòi bút sắc bén đó, họ đã góp phần từng bước điều chỉnh chính sách pháp luật của Nhà nước, nhằm phù hợp với từng thời kỳ lịch sử; tích cực và dũng cảm đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần điều chỉnh hành vi của con người và làm lành mạnh các mối quan hệ trong xã hội.
Lòng trung thực, tinh thần dũng cảm, vững vàng trước mọi cám dỗ, đã trở thành điểm tựa vững chắc cho người làm báo, khi thách thức và hiểm nguy luôn rình rập, trong quá trình tác nghiệp. Nhiều tên tuổi các nhà báo, nhất là những nhà báo tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, đã trở thành tấm gương cho đồng nghiệp noi theo. Tuy nhiên, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và tác động của quá trình tự chủ về tài chính, đạo đức của người làm báo có xu thế dịch chuyển gần hơn về hướng tiêu cực, thông qua hình phạt đối với một số phóng viên, nhà báo, vi phạm pháp luật những năm gần đây.
Trong công cuộc đổi mới, đa số các nhà báo khi viết về đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đều phát huy được lương tâm, kỷ luật và trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, cũng có một số nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí còn vướng vào vòng lao lý. Đó là bởi nhà báo tham gia chống tiêu cực, nhưng lại có dấu hiệu tiêu cực khi thông tin sai sự thật, lợi dụng danh nghĩa nhà báo để dọa nạt, gây sức ép với các đơn vị, doanh nghiệp, nhằm tìm kiếm lợi ích thông qua sai phạm của đơn vị.
Phẩm chất đạo đực của một nhà báo khi bị sức mạnh của đồng tiền chi phối, nó có thể làm “biến dạng” thông tin, làm cho sự việc đổi trắng thay đen, biến người có tội thành vô tội, biến kẻ thủ ác thành “nhà sư”, đẩy người vô tội chìm trong đau khổ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân với chế độ. Bản chất của đấu tranh chống tham nhũng là làm trong sạch bộ máy, nâng cao lòng tin của Nhân dân đối với Nhà nước, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giảm thiểu tối đa sơ hở cho kẻ xấu lợi dụng, chống phá. Vì vậy, nhiệm vụ của nhà báo khi tham gia cuộc đấu tranh chống tham nhũng là vô cùng nặng nề.

Những vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, còn xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về luật pháp và hạn chế trong nhạy cảm chính trị, của một bộ phận phóng viên. Đã có những bài báo đưa ra vấn đề có tính chất nội bộ của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước; để lộ bí mật quốc gia, bí mật nghiệp vụ công tác, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc sự thật.
Kinh tế báo chí và sự trỗi dậy của hàng hóa thông tin
Kinh tế báo chí nhìn từ quy mô nhỏ, bao hàm tất cả các yếu tố kinh tế xung quanh một tòa soạn, để duy trì, phát triển, tích lũy và tái sản xuất, đối với một cơ quan báo chí nói riêng và ngành báo chí nói chung. Hay đơn giản là những nội dung kinh tế phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo đủ bù đắp chi phí cho hoạt động của một tòa soạn diễn ra bình thường và có tích lũy để tái sản xuất. Các yếu tố trên, cũng được lý giải giống như nền tảng lý luận của kinh tế học cơ bản.
Sản phẩm của báo chí, được coi là một loại hàng hóa đặc biệt, bởi nó mang đầy đủ thuộc tính của hàng hóa; có một cộng đồng người sản xuất; có giá trị sử dụng trên bình diện toàn xã hội; đáp ứng nhu cầu để trao đổi, mua bán. Tuy nhiên, sản phẩm báo chí trở thành đặc biệt là bởi, hàng hóa ở đây là thông tin, nó mang một giá trị sử dụng vô hình và nhanh chóng chuyển sang trạng thái hữu hình, khi người mua chấp nhận giao dịch đó. Nghĩa là xét trên khía cạnh kinh tế, trong nền báo chí cũng có cung cầu, mặc dù đôi khi quy luật cung cầu không thể hiện rõ nét như trong kinh tế học cơ bản.
Sản phẩm thông tin báo chí còn đặc biệt là bởi, nó luôn mang trong mình hai hình thái biểu hiện của giá trị. Một mặt nó tác động lên nhận thức của con người, giúp điều chỉnh hành vi trong đời sống xã hội một cách có định hướng. Mặt khác thông tin cũng giữ vai trò là hàng hóa, bởi nó có giá thành sản xuất và giá bán sản phẩm. Trong đó, giá thành sản xuất là tập hợp tất cả các chi phí cần thiết để tạo ra hàng hóa đó – Giá bán sản phẩm được dựa trên giá trị sử dụng, khi nó làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và được định giá với một mức giá phù hợp.
Từ năm 1986 trở về trước, báo chí nước ta hoạt động trong cơ chế bao cấp, không thực hiện chức năng kinh tế báo chí; điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn; đời sống của người làm báo eo hẹp. Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế đất nước phát triển, kéo theo sự thay đổi của báo chí truyền thông. Nhờ đó mà báo chí phát triển và gặt hái được nhiều thành công, đóng góp một phần không nhỏ vào tiến trình phát triển của đất nước, đáp ứng nhu cầu về thông tin ngày càng đa dạng, phong phú của công chúng.
Trong quá trình đổi mới, báo chí vừa làm công tác thông tin tuyên truyền, vừa làm kinh tế, bảo đảm hài hòa các mục tiêu của đất nước và lợi ích của Nhân dân. Sự thay đổi đó, tạo động lực phát triển cho giới báo chí truyền thông; mỗi tòa soạn, đều tìm cho mình một hướng phù hợp. Từ một nền báo chí bao cấp, chủ yếu làm công tác tuyên truyền, cổ động và thực hiện nhiệm vụ được giao, đã chuyển sang nền báo chí kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ, trong đó có chức năng kinh tế.
Kinh tế càng phát triển, nhu cầu thông tin báo chí phục vụ quảng bá cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và thương hiệu ngày càng cao, tạo động lực cho hoạt động quảng cáo gia tăng, mang lại thu nhập cho các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, những thông tin về sai phạm, có thể làm tổn hại đến quá trình phát triển của đơn vị, doanh nghiệp cũng ngày một nhiều lên, kết hợp với tốc độ phát triển nhanh của báo chí theo hướng “số hóa” và mối liên hệ chặt chẽ với mạng xã hội, làm lộ ra sự chậm trễ trên góc độ quản lý nhà nước về báo chí và kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực, phù hợp với nhu cầu phát triển thông tin, trong giai đoạn hiện nay.
Sản phẩm báo chí có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, không giống như những sản phẩm vật chất khác, bản chất thông tin báo chí là sản phẩm tinh thần. Nghĩa là, việc định giá cho sản phẩm báo chí phải được xem xét một cách thận trọng, thấu đáo, bởi thước đo giá trị thông tin phụ thuộc vào nhu cầu của từng người, từng nhóm đối tượng tiếp nhận và nhu cầu thực tế của người tiêu dùng đối với thông tin đó.
Hiện nay, có hai yếu tố tác động mạnh tới giá của sản phẩm báo chí, đó là sự tương tác của số hóa và nền tảng internet. Hai yếu tố này thúc đẩy cuộc đua của các tòa soạn trong quá trình tiếp cận và xử lý thông tin, bởi tính chất truyền tải thông tin tới độc giả nhanh, lưu trữ vô hạn, truy cập tìm kiếm kịp thời và độ bao phủ mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, khi tốc độ thông tin báo chí vận hành quá nhanh, cũng giống như trong tâm của cơn lốc, nó có thể cuốn bay mọi thứ, trong đó có cả thứ người ta muốn nhận và cả những thứ người ta không muốn nhận.
Vậy giải pháp nào phù hợp đối với nhu cầu sản xuất và cung cấp tác phẩm báo chí ra thị trường, trong thời điểm hiện nay. Vòng xoáy đó cũng kéo theo sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận phóng viên, nhà báo, mà nguyên nhân chính nằm ở áp lực phải gánh vác kinh tế, dẫn đến đạo đức nghề nghiệp bị coi nhẹ trong quá trình tác nghiệp.
Sự tương tác giữa kinh tế và đạo đức của nghề báo
Như phân tích ở trên, khi thông tin báo chí trở thành hàng hóa, kết hợp với chính sách pháp luật chưa theo kịp, kéo theo nguy cơ “hàng hóa bị thổi giá”, làm lũng đoạn thị trường và hiện tượng “buôn lậu thông tin” hoàn toàn có thể xảy ra. Dấu hiệu nhận biết những hiện tượng trên, đó là gỡ bài trên báo điện tử, sửa nội dung bài viết, chia sẻ thông tin cho các tòa soạn khác, hay tạo lập một tập thể gồm nhiều phóng viên, công tác ở nhiều tòa soạn khác nhau, cùng làm việc với một đơn vị về một nội dung vụ việc.
Hiện nay, áp lực kinh tế khi tòa soạn tự chủ về tài chính, sẽ đặt vào vai một số vị trí nhất định gồm phóng viên, những người tiếp xúc trực tiếp với tin tức ban đầu; bộ phận truyền thông, những người có kỹ năng khai thác hợp đồng truyền thông và thường có dòng tài chính đi theo con đường chính thống; các vị trí chủ chốt trong tòa soạn, những người có “quyền sinh, quyền sát” đối với đường đi của thông tin. Trong các vị trí trên, đa phần rủi ro có dính líu đến vi phạm pháp luật, thường nằm ở vai trò phóng viên.
Thời gian vừa qua, số vụ việc phóng viên, nhà báo bị đe dọa, bị tấn công gây thương tích, hoặc bị vướng vào vòng lao lý gia tăng. Tuy nhiên diễn biến của các vụ việc đó, khác xa những vụ việc trong thời gian báo chí còn được bao cấp về kinh tế. Nó cho thấy, khi thông tin trở thành hàng hóa mà các bên không thể thỏa thuận, không thể đi đến một mức giá thống nhất, mọi tình huống vượt khỏi tầm kiểm soát đối với phóng viên, hoàn toàn có thể xảy ra.
Nhìn nhận khách quan và giải pháp phù hợp
Đạo đức báo chí xuống cấp và trở thành vấn nạn, có rất nhiều yếu tố tác động đẩy các phóng viên, nhà báo tới con đường vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là sai phạm trong thực thi luật pháp của cơ quan quản lý nhà nước, diễn ra tràn lan vào đầu thập kỷ 20 của thế kỷ 21, là nguyên nhân đẩy nhiều phóng viên vào vũng lầy của lợi ích. Những ví dụ có thể kể đến như: Luật Đất đai: Vi phạm trên đất nông nghiệp; đất rừng phòng hộ; đất dự án. Trong đó tiêu biểu như vụ việc của Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái; hay tại dự án Khu dân cư số 3 Thị trấn Thắng, thuộc xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, do CTCP Bất động sản Detech Land làm chủ đầu tư, dự án thuộc diện đấu thầu công khai, nhưng chủ đầu tư mặc nhiên triển khai mà không cần thông qua đấu thầu. Luật Xây dựng: Dự án xây xong nhưng chưa được cấp phép; người mua nhà sau nhiều năm mới biết không làm được sổ đỏ; dự án xây vượt cấp phép cả một tòa nhà với hàng trăm căn hộ vi phạm. Tiêu biểu trong đó là các dự án của Tập đoàn Mường Thanh.
Nguyên nhân thứ hai là phóng viên có cơ hội thỏa thuận về sai phạm của các đối tác, kết hợp với hiểu biết về luật pháp của nhiều phóng viên có giới hạn, dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ đặt chân vào vòng lao lý. Nguyên nhân thứ ba là quy trình quản lý nhân sự tại các tòa soạn chưa chặt chẽ, các đề tài mà phóng viên thực hiện không được theo dõi sát sao, trình độ chuyên môn của phóng viên còn yếu, áp lực kinh tế đặt trên vai phóng viên quá nặng nề.
Trên góc độ của luật pháp, ai làm sai người đó phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên về mặt quản lý nhà nước, những vấn đề phát sinh gây bức xúc trong xã hội, cần có các giải pháp điều tiết thông qua các chế tài của pháp luật, tạo môi trường trong sạch cho hoạt động báo chí, phù hợp với sự vận động của đất nước trước những thách thức đang đặt ra trước mắt.
Góc nhìn về quản lý nhà nước, cần có những đánh giá rõ hơn về vai trò hàng hóa của thông tin. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp, một mặt kiểm soát và nâng cao chức năng đấu tranh của báo chí; mặt khác làm tròn nhiệm vụ định hướng dư luận, giúp điều chỉnh các hành vi trong xã hội phù hợp với xu thế phát triển của chúng ta, trong thời kỳ hội nhập sâu rộng hiện nay.
Về góc độ Tòa soạn, cần có giải pháp thắt chặt chi tiêu, thu gọn bộ máy, tăng số lượng cộng tác viên, tránh lãng phí tài chính và nguồn lực; duy trì điểm báo nhằm nâng cao trình độ cho phóng viên, kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình tác nghiệp và sản xuất tác phẩm; xây dựng ban truyền thông, với những thành viên có năng lực, giúp tạo nguồn tài chính ổn định; tổ chức hội thảo, hội nghị, xoay quanh tôn chỉ mục đích của tòa soạn, tăng thêm nguồn thu giúp trang trải chi phí hoạt động./.
Vũ Chiến
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Báo chí trong cơ chế thị trường /
- Hàng hóa thông tin /
- Vi phạm đạo đức báo chí /
- Đạo đức báo chí /
- Kinh tế báo chí /
- đạo đức nghề báo /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Quốc vương Campuchia
DNTH: Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá
DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo
DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...