Mỗi tháng, hơn 20.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động

14:33 | 07/10/2024

DNTH: 9 tháng năm 2024, cả nước có gần 121.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 1,15 triệu tỷ đồng.

Hơn 18.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường mỗi tháng

Tại họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội quý III sáng 6/10, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong 9 tháng năm 2024, cả nước có 11.200 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 92.800 tỷ đồng.

So với cùng kỳ năm trước, giảm 5% về số doanh nghiệp, giảm 5,8% về số vốn đăng ký.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 8,3 tỷ đồng, giảm 11,1% so với tháng trước và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, cả nước còn có gần 6.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 23,7% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.

 Tính chung 9 tháng năm 2024, cả nước có gần 121.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 1.158,5 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký hơn 735.000 lao động, tăng 3,4% về số doanh nghiệp, tăng 3,4% về vốn đăng ký và giảm 3,4% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng năm 2024 đạt 9,5 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm 2024 là 2,3 triệu tỷ đồng, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Bên cạnh đó, cả nước có hơn 61.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 25,0% so với cùng kỳ năm 2023), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm 2024 lên hơn 183.000 doanh nghiệp, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình quân một tháng có hơn 20.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Theo khu vực kinh tế, 9 tháng năm 2024 có 1.204 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước; 28.300 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 0,9%; 92.400 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 4,4%.

Trong tháng 9, có 4.233 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 20,6% so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023; 7.410 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 43,6% và tăng 40,5%; có 1.605 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 16,7% và tăng 26,8%.

Tính chung 9 tháng năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 86.900 doanh nghiệp, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước; gần 61.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 33,4%; gần 15.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 18,9%. Bình quân một tháng có 18.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Hơn 40% doanh nghiệp lạc quan vào quý IV/2024

Tại họp báo, Tổng cục Thống kê cũng thông tin về xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2024.

Kết quả, có 34,7% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý II/2024; 42,6% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 22,7% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Dự kiến quý IV/2024, có 42,2% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2024; 40,4% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

Trong đó, khu vực doanh nghiệp FDI lạc quan nhất với 84,8% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2024 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III/2024; tỉ lệ này ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và khu vực doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 81,7% và 81,1%.

Mỗi tháng, hơn 20.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động- Ảnh 1.

Doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lạc quan về quý IV/2024 (Ảnh: HT).

Về khối lượng sản xuất, có 36,9% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý III/2024 tăng so với quý II/2024; 41% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và 22,1% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm.

Xu hướng quý IV/2024 so với quý III/2024, có 41,8% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 41,8% số doanh nghiệp dự báo ổn định và 16,4% số doanh nghiệp dự báo giảm.

Về đơn đặt hàng, có 33,3% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng quý III/2024 cao hơn quý II/2024; 44,1% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 22,6% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm. Xu hướng quý IV/2024 so với quý III/2024, có 40,5% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng; 43,3% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định và 16,2% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm.

Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý III/2024 so với quý II/2024, có 29,8% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu mới cao hơn; 48% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới ổn định và 22,2% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới giảm.

Xu hướng quý IV/2024 so với quý III/2024, có 36% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 47,6% số doanh nghiệp dự kiến ổn định và 16,4% số doanh nghiệp dự kiến giảm.

Theo Người đưa tin

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/moi-thang-hon-20300-doanh-nghiep-thanh-lap-moi-va-quay-lai-hoat-dong-20424100610093808.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN