Một năm doanh nghiệp tiếp thanh tra... 138 lần

15:52 | 13/06/2019

DNTH: Mới đây, một doanh nghiệp ở TP HCM đã phải có đơn kêu cứu vì trong một năm phải tiếp các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp thanh, kiểm tra tới… 138 lần.

Dự án của Công ty Phi Long tại huyện Bình Chánh chậm trễ nhiều năm do khâu thủ tục.

Khốn khổ vì thanh kiểm tra

Trong đơn gửi báo chí, ông Lê Văn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Phi Long cho biết, cả ông và nhân viên mệt mỏi vì bị thanh tra, kiểm tra quá nhiều.

Cụ thể, Dự án An Khánh 2 do công ty triển khai theo quyết định của UBND TP HCM nhưng ông Hồ Hải Phong - Chủ tịch UBND phường Bình An (quận 2) đã ra chỉ đạo thanh kiểm tra 26 lần; phòng Quản lý Đô thị Quận 2 thanh, kiểm tra 6 lần; Phòng Tài nguyên và Môi trường quận thanh kiểm tra 7 lần, Văn phòng Đăng ký đất đai thanh, kiểm tra 15 lần… Chưa hết, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM do ông Nguyễn Thanh Toàn - Phó giám đốc chỉ đạo và chủ trì đã thanh kiểm tra 3 lần; Sở TNMT kiểm tra 4 lần nhưng không lập biên bản…

Ngoài ra, các dự án của Công ty Phi Long trên địa bàn quận Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, TP HCM cũng phải trải qua hàng loạt cuộc thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý chức năng từ thành phố cho đến phường xã. Theo văn bản số 330/CV-CTY ngày 21/11/2018, thì Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Phi Long gửi UBND TP HCM cho thấy họ đã trải qua 138 cuộc thanh kiểm tra các dự án do Công ty làm chủ đầu tư.

Theo ông Tuấn, đáng nói là sau các cuộc thanh tra, kiểm tra, những vướng mắc, thủ tục, khó khăn của Công ty kiến nghị không được giải quyết. Đến nay, nhiều người dân mua nhà đất các dự án vẫn chưa làm sổ hồng, sổ đỏ, tiến độ dự án vẫn giậm chân tại chỗ do chưa được chấp thuận điều chỉnh quy hoạch, hay chuyển đổi công năng… dẫn đến hệ lụy là hàng nghìn tỷ đồng vốn của Công ty đang bị chôn chân tại các dự án, đẩy doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản, đồng thời gây khó khăn cho đời sống của rất nhiều người dân tại dự án”- ông Tuấn cho hay.

Trong vấn đề đổi tên chủ đầu tư tại các dự án, Công ty gửi đến cơ quan chức năng nhưng hơn 1 năm không được giải quyết. Mặc dù đã được Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân có văn bản chỉ đạo Sở TNMT, Sở Kế hoạch và Đầu tư giải quyết nhưng vẫn bị chuyển lòng vòng, gây khó khăn, không giải quyết.

22 năm vẫn chưa xong thủ tục!

Không chỉ các dự án trên, Dự án Chung cư Miếu Nổi, ở quận Bình Thạnh mà Công ty này triển khai đến nay 22 năm vẫn chưa hoàn thành vì thủ tục kiểu “trên bảo dưới không nghe” và “ngâm” hồ sơ, không giải quyết. Dự án Miếu Nổi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng từ năm 1996 để biến khu đầm lầy Miếu Nổi thuộc quận Bình Thạnh thành khu đô thị hiện đại rộng gần 10 ha. Sau đó Công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để phát triển, triển khai dự án.

Thế nhưng, trong quá trình giải tỏa, đền bù cho các hộ dân trong phạm vi dự án có ông Lưu Văn Ngự không chịu giao đất, khiếu kiện nhiều nơi. Quá trình giải quyết khiếu nại, UBND TP HCM đã có nhiều cuộc kiểm tra, giải quyết và báo cáo Chính phủ sự việc. Ngày 30/12/2011, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng Chính phủ) đồng ý các kiến nghị của UBND TP HCM đối với hộ ông Lưu Văn Ngự và yêu cầu “UBND TPHCM có văn bản trả lời cho gia đình ông Lưu Văn Ngự biết, chấm dứt việc xem xét, giải quyết đối với vụ việc này”… Tiếp đó, ngày 27/3/2013, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Minh Trí (nay là Viện trưởng VKSND Tối cao) đã có văn bản thông báo chấm dứt thụ lý giải quyết đối với vụ việc khiếu nại với ông này.

Sự việc những tưởng sẽ được chấm dứt để doanh nghiệp hoàn tất thu hồi đất, triển khai hoàn thành phần còn lại của dự án thì ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM (nay đã bị bắt giam vì liên quan điều tra một số sai phạm) đã ký ban hành văn bản số 10074/VP-PCNC thu hồi Quyết định giao đất của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án khu dân cư Miếu Nổi. Đồng thời, ngày 23/11/2015, ông Nguyễn Hữu Tín tiếp tục ký ban hành Quyết định 6157/QĐ-UBND với nội dung giảm diện tích đất của dự án khu dân cư Miếu Nổi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ông Lê Văn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Phi Long cho rằng, văn bản này không những gây bức xúc cho Công ty, mà có dấu hiệu “cố ý làm trái”, bởi thu hồi dự án là không đúng quy định pháp luật, không đúng với Nghị quyết 16/2012/NQ - HĐND. Bởi vì, đây là dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, còn đối với Nghị quyết 16/2012, thì chỉ thu hồi dự án triển khai dưới 50% hạng mục công trình. Trong khi Dự án khu dân cư Miếu Nổi đã thực hiện đến 90% hạng mục, chỉ còn vướng một số hộ dân cố tình không chịu di dời, chống đối dự án từ hơn 20 năm qua. Trên cơ sở văn bản của ông Nguyễn Hữu Tín ký, UBND quận Bình Thạnh đã cấp sổ đỏ cho ông Lưu Văn Ngự, dẫn đến hàng loạt vướng mắc vì “sổ đỏ chồng vào quy hoạch của dự án đã duyệt và triển khai được 90%”.

Trước phản ánh về sự việc doanh nghiệp bị kiểm tra, thanh tra 138 lần, ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, đã có văn bản chỉ đạo Thanh tra TP HCM tìm hiểu, làm rõ để xử lý, giải quyết. Theo Thanh tra TP HCM, cơ quan này đã vào cuộc và làm việc với Công ty ty Phi Long để lắng nghe những phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp này để tổng hợp báo cáo lãnh đạo TP HCM.

Theo Tiền phong

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN