Một số ngân hàng áp dụng "zero fee", các nhà băng còn lại đang "tận thu" phí dịch vụ mobile banking như thế nào?
11:14 | 08/02/2021
DNTH: Kể từ khi đại dịch Covid-19 hoành hành, chính sách phí của các ngân hàng đặc biệt là phí dịch vụ mobile banking đã có nhiều thay đổi rõ rệt…
Một số ngân hàng vẫn tận thu đủ các loại phí
Agribank, LienVietPostBank, Oceanbank, Sacombank là 4 trong số 28 ngân hàng chúng tôi khảo sát vẫn áp dụng thu đủ hai loại phí duy trì và phí chuyển khoản đối với khách hàng sử dụng dịch vụ mobile banking.
Cụ thể, mức phí duy trì dịch vụ của 4 ngân hàng này dao động từ 8.000 - 15.000 VNĐ/tháng. Trong khi đó, phí chuyển khoản được quy định với những tiêu chí khác nhau tùy từng ngân hàng, thấp nhất đối với giao dịch cùng hệ thống là 2.000 đồng/giao dịch và khác hệ thống là 5.000 đồng/giao dịch.
Chuyển khoản nhanh ngoài hệ thống - ít ngân hàng miễn phí
Đối với các giao dịch chuyển tiền trong cùng hệ thống ngân hàng, khảo sát cho thấy có nhiều ngân hàng hiện đang miễn phí hoàn toàn cho khách hàng. Có thể kể đến các ngân hàng như: Vietinbank, ACB, SHB, PVcomBank, VietABank, ...
Ngược lại, BIDV và HDBank là 2 ngân hàng vẫn thực hiện thu phí ngay cả với những giao dịch chuyển tiền cùng hệ thống. Cụ thể, BIDV thu phí 1.000 đồng cho các giao dịch dưới 30 triệu và 0,01% cho các giao dịch trên 30 triệu (tối đa 9.000 đồng), HDBank thu phí 1.500 đồng cho các giao dịch chuyển khoản giữa các tài khoản khác khách hàng.
Trong khi đó, với các giao dịch chuyển khoản nhanh ngoài hệ thống, nhiều nhà băng hiện nay vẫn thực hiện thu phí dịch vụ.
Thống kê cho thấy, mức phí thường được áp dụng từ 0,01 - 0,03% tính trên giá trị món tiền. Chẳng hạn, SHB, ACB và Kienlongbank thu phí lần lượt là 0,011%, 0,025% và 0,03% giá trị giao dịch; PGBank, Eximbank và VietABank đều áp dụng mức phí là 0,02% với các giao dịch chuyển khoản nhanh ngoài hệ thống.
Tại BIDV, phí chuyển khoản nhanh 24/7 là 2.000 đồng cho các giao dịch chuyển khoản dưới 500 nghìn, 7.000 đồng cho các giao dịch từ 500 nghìn - 10 triệu và 0,02% với các giao dịch trên 10 triệu (mức phí tối thiểu là 10.000 đồng, tối đa là 50.000 đồng); tại HDBank, mức phí này lần lượt là 7.500 đồng, 8.000 đồng và 9.000 đồng cho các giao dịch dưới 500.000, từ 500.000 - 2 triệu và trên 2 triệu đồng.
Không thu phí dựa trên giá trị giao dịch, Vietinbank và SaigonBank lần lượt áp dụng mức phí chung là 9.000 đồng và 6.000 đồng/giao dịch chuyển khoản.
Bên cạnh phí chuyển khoản, một số ngân hàng cũng tính phí duy trì dịch vụ mobile banking. Có thể kể đến như TPBank, PVcomBank, Viet A Bank và Kienlongbank thu phí duy trì dịch vụ là 5.000 đồng/tháng, Vietinbank và SaigonBank thu phí 9.000 đồng/tháng, hay tại Eximbank, mức phí sẽ là 100.000 đồng/năm cho gói truy vấn và 200.000 đồng/năm cho gói giao dịch; …
Ngày càng nhiều ngân hàng đua phí "0 đồng"
Chiến lược phí "0 đồng" đang dần trở thành xu thế cạnh tranh chủ đạo trong việc cung cấp các giao dịch trực tuyến nói chung và giao dịch qua các thiết bị di động (mobile banking) nói riêng của ngành ngân hàng trong vài năm trở lại đây. Theo đó, nếu như ở thời điểm năm 2016, Techcombank là ngân hàng tiên phong triển khai nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng như miễn phí chuyển khoản, miễn phí quản lý tài khoản,… thì đến hiện tại, nhiều ngân hàng khác cũng đã tham gia vào cuộc đua miễn phí dịch vụ nhằm tạo dựng các lợi thế về thanh toán.
Đơn cử như BaoVietBank mạnh tay miễn mọi loại phí cho khách hàng giao dịch trực tuyến, hay SeABank, NCB chỉ thu duy nhất phí duy trì tài khoản lần lượt là 5.000 đồng/tháng và 6.000 - 9.000 đồng/tháng. Các chủ tài khoản của VIB và Techcombank nếu duy trì số dư bình quân 2 triệu đồng/tháng trở lên cũng sẽ được miễn tất cả phí.
Một số ngân hàng khác lại lựa chọn triển khai nhiều gói tài khoản đa dạng, đi kèm các điều kiện duy trì số dư bình quân theo tháng để được miễn phí. Chẳng hạn, mới đây nhất, Vietcombank đã ra mắt 4 gói tài khoản giao dịch tích hợp, nếu người dùng duy trì số dư không kỳ hạn bình quân hàng tháng từ 4 triệu trở lên (gói tài khoản VCB-Plus) sẽ được miễn tất cả các loại phí dịch vụ tài khoản, bao gồm cả chuyển tiền trong và ngoài hệ thống. Còn tại VPBank (gói VPAutolink) và MSB (gói M-Money), 2 nhà băng này cũng sẽ không thu phí đối với các tài khoản có số dư bình quân tối thiểu 2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, để được hưởng chính sách miễn phí dịch vụ tài khoản ở OCB, khách hàng cần phải duy trì số dư tối thiểu lên tới 50 triệu đồng/tháng.
Trong bối cảnh công nghệ phủ sóng rộng khắp như hiện nay, chiến lược về phí là một trong những chiến lược trọng tâm để các ngân hàng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ, nhưng bên cạnh đó yếu tố an toàn bảo mật, hệ thống hoạt động trơn tru liền mạch... cũng là những yếu tố mà người dùng đặc biệt chú trọng.
Thái Bích Phương
Theo Nhịp sống kinh tế
Cùng chuyên mục
- Tags:
- BaoVietBank /
- mobile banking /
- phí dịch vụ /
- PVcomBank /
- Oceanbank /
- NCB /
- LienVietPostBank /
- ACB /
- Sacombank /
- SHB /
- VietABank /
- OCB /
- BAC A BANK /
- SHB /
- ngân hàng /
- Agribank /
- SeABank /
- VietinBank /
- Techcombank /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Thẻ tín dụng HDBank - nhiều ưu đãi độc quyền cuối năm
Gia nhập hội chi tiêu phong cách cùng thẻ tín dụng HDBank để khám phá chuỗi ưu đãi độc quyền dịp cuối năm. Với vô vàn chương trình giảm giá đa tầng hấp dẫn, thẻ tín dụng HDBank không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn giúp...
Nhóm đối tượng yếu thế vay ‘nóng’ đối mặt với rủi ro tài chính
DNTH: Khảo sát của Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam (thành viên của Tổ chức EY toàn cầu) cho hay, trong nhóm đối tượng “underbanked” (khách hàng chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ tài chính ngân hàng) có tới 42% người...
Eximbank tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường năm 2024
DNTH: Ngày 28/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.
SeABank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22 - phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường...
DNTH: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc...
Ngân hàng Nhà nước: Yêu cầu các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi
DNTH: Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Công điện của Thủ tướng về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...