Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển: Điểm tựa ngư dân trên biển

09:43 | 31/05/2019

DNTH: "Ngư dân hãy yên tâm khai thác hải sản. Chúng tôi sẵn sàng để bảo vệ các bạn" - lời của đại tá Đinh Văn Điền, Chính ủy Hải đoàn 32 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi chuyến tàu ra khơi

Những ngày cuối tháng 5, chúng tôi trở lại Hải đoàn 32 (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Lúc này, các tàu Cảnh sát biển (CSB) 4034, 2010 mới làm nhiệm vụ ngoài khơi về nhưng vẫn đang chuẩn bị phương tiện vật tư, trực chiến, sẵn sàng rời bến lên đường chỉ sau 15 phút có lệnh.

"Nếu không có anh em, chúng tôi không còn gặp vợ con"

Trực tiếp đi cứu nạn nhiều tàu cá của ngư dân, đại úy Bùi Văn Thắng, Chính trị viên tàu CSB 9001, kể cho chúng tôi nghe về hành trình cứu tàu cá BĐ-98271-TS trong suốt 6 ngày, từ 5 đến 10-7-2018. Ngay khi nhận lệnh lên đường làm nhiệm vụ cứu nạn tàu cá Bình Định đang bị phá nước, tàu CSB 9001 lao nhanh trong đêm khi gió cấp 6, cấp 7, sóng đập ầm ầm vào mạn tàu. "Chúng tôi tiếp cận được tàu cá gặp nạn thì con tàu đã bắt đầu chìm, 9 ngư dân đang hoảng loạn trên ca-bin. Hình ảnh đó khiến chúng tôi nhói lòng, quyết tâm bằng mọi giá phải cứu tất cả ngư dân. Đưa được từng người lên tàu CSB rồi buộc dây thừng, kéo tàu cá gặp nạn về đến đảo Phú Quý, lúc đó chúng tôi mới thấy nhẹ nhõm, còn ngư dân thì bật khóc khi biết mình còn sống" - đại úy Thắng nhớ lại.

Sáng hôm chúng tôi ghé qua cũng vừa lúc tàu CSB 2010 cập bến sau hơn 1 tháng lênh đênh trên biển để sẵn sàng bảo vệ ngư dân. Vừa về đến, chỉ huy tàu đã phân công cán bộ trực chiến, số còn lại chuẩn bị vật tư để lập tức lên đường nếu có lệnh. "Quy định của Hải đoàn 32 rất nghiêm. Mỗi tàu khi nhận được lệnh, không quá 15 phút phải lên đường. Chậm 1 phút có thể đánh đổi bằng mạng sống của bao ngư dân" - trung úy Nguyễn Tiến Dũng, Chính trị viên tàu CSB 2010, chia sẻ rồi kể về lúc anh cùng đồng đội cứu các ngư dân trên tàu cá QNg-98793-TS. Khi đó, hơn 20 giờ 45 phút ngày 20-8-2018, tàu CSB 2010 nhận được lệnh lên đường cứu tàu cá Quảng Ngãi bị thủng mạn, chết máy, đang thả trôi tự do trong điều kiện gió cấp 6. Lệnh vừa ban bố, cán bộ, chiến sĩ bật dậy, lao về con tàu. Đúng 21 giờ, con tàu đã xuất bến. "Đến 4 giờ sáng hôm sau, chúng tôi tìm được tàu cá gặp nạn, 10 ngư dân trên tàu đang chới với, nếu chậm vài phút thì đã nguy hiểm" - trung úy Dũng nói.

Buổi chiều hôm đó, lúc đứng trên bờ chờ đợi để ghi lại hình ảnh đưa các ngư dân của một tàu cá gặp nạn vào đất liền, chúng tôi đã không kìm nén được cảm xúc trước hình ảnh các thuyền viên mừng rỡ nhảy vội lên bờ, còn thuyền trưởng Đặng Minh Quang (quê Quảng Ngãi) vẫn nán lại ôm chầm 1 chiến sĩ CSB. "Cảm ơn anh em nhiều lắm. Nếu không có các anh em CSB, có lẽ chúng tôi không còn được gặp vợ con" - anh Quang nghẹn ngào.

Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển: Điểm tựa ngư dân trên biển - Ảnh 1.

Một tàu cá ngư dân Bình Định bị nạn trên biển được tàu Cảnh sát biển 4034 cứu nạn đưa về đất liền Ảnh: Hồng Ánh

Dân cần là có

"Đồng hành với ngư dân" là chủ trương lớn mà Bộ Tư lệnh CSB đã triển khai cho toàn lực lượng trong những năm qua. Theo đại tá Đinh Văn Điền, Chính ủy Hải đoàn 32 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3, với chủ trương này, không chỉ là cứu nạn mà CSB còn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời khi ngư dân cần. Vừa tăng cường tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo cho ngư dân, lực lượng CSB còn giúp ngư dân khắc phục thiên tai, bảo vệ tài nguyên biển, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Chỉ những bức ảnh được treo trang trọng trong phòng lưu niệm của Hải đoàn 32, đại tá Điền tự hào: "Ở đây, cán bộ, chiến sĩ với ngư dân như người trong nhà vậy". Những hình ảnh lưu niệm ấy đã ghi lại các hoạt động ý nghĩa của lực lượng CSB với người dân xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa. Đó là việc tặng 30 suất quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh nghèo vượt khó của xã; tập huấn cấp cứu khi đuối nước; tổ chức cuộc thi vẽ tranh "Em yêu biển, đảo quê hương" cho học sinh; phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ Khánh Hòa, khám, cấp thuốc miễn phí… Vùng CSB 3 đang cấp rộng rãi cho ngư dân các tần số liên lạc vào ban ngày và vào ban đêm để hỗ trợ thông tin, tìm kiếm, cứu nạn.

Theo đại úy Nguyễn Văn Thắng, mỗi lần các tàu CSB đi làm nhiệm vụ thì "căng" nhất là trực thông tin. Mỗi ca trực, cán bộ thông tin phải tiếp nhận hàng trăm cuộc điện đàm của ngư dân để trả lời thắc mắc về luật biển, phạm vi lãnh hải. Lúc đó, cán bộ, chiến sĩ phải diễn giải sao cho ngư dân dễ hiểu nhất. "Ngư dân đặc biệt quan tâm sự hiện diện của các lực lượng chức năng trên biển để họ yên tâm bám biển. Chúng tôi cố gắng sao để khi dân cần là có. Nói thật, nhiều trường hợp ngư dân bị nạn, điện đàm liên tục, lòng chúng tôi như lửa đốt. Ngược lại, những lúc tàu quân - dân cập sát mạn nhau, hai bên giao lưu trên biển thì đúng là vui như Tết" - đại úy Thắng tâm sự.

bộ trưởng trần hồng hà

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời báo chí bên lề Quốc hội ngày 30-5Ảnh: VĂN THẾ

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà:

"Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" có ý nghĩa rất lớn!

Sau khi có Nghị quyết 36 của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế biển bền vững và Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam năm 2019 (đây là lần đầu tiên kết hợp với Ngày môi trường thế giới) thì có sự phát động tham gia của các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội để hưởng ứng thực hiện nghị quyết.

Việc Báo Người Lao Động chủ trì phát động chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" có một ý nghĩa hết sức lớn, cả về mặt số lượng cũng như ý nghĩa của chương trình.

Cụ thể, chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" đã phát động lên một phong trào yêu nước, để người dân có nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề chủ quyền; đồng thời cũng để ngư dân nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề khai thác, đánh bắt thủy hải sản bền vững, đúng các quy định pháp luật của Việt Nam cũng như quốc tế. Điều quan trọng hơn, chính ngư dân là các cột mốc về chủ quyền trên biển. Nên khi có một triệu lá cờ Tổ quốc trên biển, cho thấy sự hiện diện của chúng ta, gồm các lực lượng chấp pháp của nhà nước cùng với thế trận của toàn dân.

Tóm lại, chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" đã thể hiện một ý chí lớn, thể hiện sức mạnh của toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền cũng như bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên môi trường biển.

V.Duẩn ghi

ĐBQH Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam:

Tiếp sức cho ngư dân

Với tư cách là Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, tôi hoan nghênh Báo Người Lao Động đã phát động phong trào mang tính động viên rất lớn, có ý nghĩa rất thiết thực với ngư dân.

Ngư dân luôn muốn treo cờ Tổ quốc khi đi biển vì đó là biểu tượng cho quốc gia hiện diện trên biển, khẳng định chủ quyền của dân tộc ta. Tuy nhiên, cờ treo trên tàu rất mau hỏng do sóng to, gió lớn. Vì vậy, chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" của Báo Người Lao Động rất thiết thực, góp sức về mặt tinh thần, chứng tỏ rằng nhân dân Việt Nam luôn hướng về biển, đảo; hướng về ngư dân. Điều này làm cho ngư dân cảm thấy được tiếp sức rất nhiều, họ sẽ lao động hăng say trên biển hơn, bám biển để khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

ĐBQH Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội:

Khơi dậy tự tôn dân tộc

Cá nhân tôi đánh giá chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" do Báo Người Lao Động phát động là một chương trình hết sức ý nghĩa.

Chương trình đã khơi dậy tình cảm, lòng yêu mến, tự tôn dân tộc. Quan trọng hơn, những lá cờ đó sẽ theo ngư dân đi dọc trên biển, là động lực để chúng ta nói rằng Tổ quốc chính là đây - nơi có lá cờ Tổ quốc. Đây là một trong những biểu hiện để giữ vững lãnh thổ, hải đảo của chúng ta trên biển và nói với thế giới rằng biển này là của chúng ta.

V.Duẩn- N.Dung ghi

Theo KỲ NAM

Báo NLĐ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9

Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết: Cục hàng không vừa có đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9. Đó là các đường bay đi/đến với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.

Dân tộc Việt Nam: 75 năm đương đầu thách thức - vững bước đi lên

Trải qua 75 năm kể từ ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chung sức xây dựng...

Ông Shinzo Abe từ chức: Chân dung vị thủ tướng Nhật nhiều thiện cảm với Việt Nam

Từ chức vì lý do sức khỏe ở tuổi 65, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để lại nhiều bất ngờ và cả nuối tiếc cho những người luôn theo dõi ông trên hành trình chèo lái nước Nhật.

75 năm ngoại giao Việt Nam: Thiết lập quan hệ chính thức với nhiều quố

Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đ

Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam

Sáng 27/8, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.

XEM THÊM TIN