Mỹ từng chật vật như thế nào để chọn ra tổng thống sau bầu cử trong lịch sử
08:09 | 07/11/2024
DNTH: Nước Mỹ đã trải qua 46 cuộc bầu cử và đang diễn ra cuộc bầu cử lần thứ 47 với nhiều dự đoán khó lường về kết quả cũng như thời điểm xác nhận người thắng cử. Tuy nhiên, trước đó nước này cũng đã trải qua nhiều kỳ bầu cử với sự phức tạp không hề kém cạnh, thậm chí là gần như bế tắc để lựa chọn ra được “đáp án” cuối cùng.
Ngày 5/11/2024, Mỹ đã chính thức bước vào Ngày bầu cử và không sớm thì muộn nước này cũng sẽ lựa chọn ra chủ nhân mới của Nhà Trắng trong số 2 ứng viên là Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Cuộc bầu cử 2024 diễn ra với tính chất ganh đua “sít sao hơn bao giờ hết” cũng như ông Trump và các đồng minh - những người đã nói rằng thất bại của ông năm 2020 là do gian lận - đã dành nhiều tháng để chuẩn bị cơ sở để tiếp tục phản đối kết quả nếu bị thua cuộc.
Không quá mơ hồ khi nhận định những rắc rối và tranh cãi có thể xảy ra sau khi kết quả bầu cử 2024 được lần lượt công bố tại các bang, nhất là tại 7 bang chiến địa dao động vô cùng quan trọng với cả 2 ứng cử viên.
Sau đây là cái nhìn tổng quan về 4 cuộc bầu cử trước đây của Mỹ mà không có kết quả rõ ràng hoặc gây tranh cãi.
Cuộc bầu cử năm 1800: Hạ viện bỏ phiếu tới 36 lần để phá vỡ thế bế tắc
Cuộc bầu cử năm 1800 kết thúc với kết quả hòa. Theo quy định, Hiến pháp Mỹ trao cho Hạ viện quyền lựa chọn tổng thống tiếp theo. Tuy nhiên, cả 2 ứng cử viên Thomas Jefferson và Aaron Burr đều không thể giành được sự ủng hộ của hơn 8 trong số 16 bang vào thời điểm đó.
Các thành viên Hạ viện đã bỏ phiếu 35 lần chỉ trong vòng 1 tuần, nhưng không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu. May mắn thay, tại lần thứ 36, Jefferson đã giành chiến thắng ở 10 bang và Hạ viện đã chính thức trao cho ông chức tổng thống.
Cuộc bầu cử năm 1824: Không phải có đa số phiếu đại cử tri là chiến thắng
Andrew Jackson giành được cả số phiếu phổ thông và số phiếu đại cử tri cao nhất trong số 4 ứng cử viên tổng thống nhưng không nhận được đa số 131 phiếu đại cử tri cần thiết để giành chiến thắng.
Kết quả này cũng đã dẫn đến cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện. Tuy nhiên, người được bầu làm tổng thống lại là John Quincy Adams với chiến thắng sít sao trước 3 đối thủ còn lại.
Cuộc bầu cử năm 1876: Tranh cãi nhất trong lịch sử
Cuộc bầu cử năm 1876 được xem là gây tranh cãi nhất trong lịch sử Mỹ trong cuộc cạnh tranh giữa ứng cử viên đảng Cộng hòa Rutherford B. Hayes và ứng cử viên đảng Dân chủ Samuel J. Tilden.
Tilden thắng phiếu phổ thông với 250.000 phiếu. Tuy nhiên, có 20 phiếu đại cử tri đang tranh chấp nên cả Tilden và Hayes đều không chiếm đa số phiếu đại cử tri. Vì Tilden đã giành được 184 phiếu đại cử tri, thiếu 1 phiếu để đạt đa số, nên để chiến thắng, Hayes phải giành được tất cả các phiếu đại cử tri đang tranh chấp.
Trái với mong muốn của Tilden, Quốc hội đã chỉ định Ủy ban Bầu cử lưỡng đảng để giải quyết tranh chấp. Đảng Cộng hòa với lợi thế có 1 “chân” trong Ủy ban và đã quyết định trong một loạt các phán quyết theo đường lối đảng rằng Hayes đã giành được tất cả các phiếu đại cử tri đang tranh chấp. Đảng Dân chủ chỉ chấp nhận kết quả sau khi đảng Cộng hòa đồng ý rút quân đội Mỹ còn lại sau Nội chiến khỏi các bang miền Nam. Rutherford B. Hayes đã trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ khi đó.
Cuộc bầu cử năm 2000: Kiểm phiếu lại ở Florida
Vào những ngày cuối cùng, cuộc đua giữa ứng cử viên Cộng hòa George W. Bush và ứng viên đảng Dân chủ Phó Tổng thống Al Gore được cho là sẽ được quyết định bởi 25 phiếu đại cử tri của Florida.
Khi việc bỏ phiếu hoàn tất ở Florida, truyền thông đã tuyên bố ông Al Gore đã giành chiến thắng ở bang. Tuy nhiên, số phiếu tại bang cho thấy ông Bush dẫn trước Gore vài nghìn phiếu. Chiến dịch của ông Gore đã yêu cầu 4 hạt lớn nhất của Florida kiểm phiếu bằng tay, bắt đầu một quá trình dài kiểm tra các lá phiếu.
Kết quả được đưa ra vào 3 tuần sau, Florida tuyên bố ông Bush đã thắng với 537 phiếu. ông Al Gore đã phản đối và tòa án tối cao của bang đã ra lệnh kiểm lại hàng nghìn lá phiếu đã bị máy kiểm phiếu từ chối vì chúng không được đục lỗ đầy đủ.
Tòa án Tối cao Mỹ đã ra lệnh dừng việc kiểm phiếu vào ngày 12/12, ngay 6 ngày trước khi đại cử tri đoàn họp, phán quyết rằng hiến pháp Mỹ đã bị vi phạm do các tiêu chuẩn kiểm phiếu khác nhau được áp dụng ở các hạt khác nhau.
Phán quyết này của tòa án đã thúc đẩy ông Al Gore thừa nhận kết quả bầu cử nhằm tránh đất nước khỏi tình trạng “đấu đá đảng phái”.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/nhan-vat-su-kien/my-tung-chat-vat-nhu-the-nao-de-chon-ra-tong-thong-sau-bau-cu-trong-lich-su-20241105224723732.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- tranh cãi /
- đảng dân chủ /
- kamala Harris /
- bầu cử Mỹ /
- đảng Cộng hòa /
- Tổng thống Mỹ /
- khó lường /
- Donald Trump /
- Mỹ /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Kinh tế Nga cạn kiệt nguồn lực và áp lực từ các lệnh trừng phạt
DNTH: Nền kinh tế Nga đang đối mặt với thách thức chưa từng có khi cạn kiệt nguồn lực, thiếu hụt nhân sự và chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt phương Tây. Với lãi suất đạt mức kỷ lục và đồng rúp suy yếu, liệu Nga có thể...
Mỹ đã truy tố tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani vì tội hối lộ như thế nào?
DNTH: Vào tháng 6/2020, một công ty năng lượng tái tạo của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani đã giành được gói thầu phát triển năng lượng mặt trời lớn nhất từ trước đến nay: hợp đồng cung cấp 8 gigawatt điện cho một công ty điện lực...
Bên trong những lá thư lạnh người của sát nhân Jack the Ripper
DNTH: Trong đợt sát hại nhiều người gây khiếp sợ nước Anh vào mùa thu năm 1888, kẻ sát nhân có biệt danh Jack the Ripper (Jack đồ tể) đã gửi những lá thư lạnh người đến các nhà báo và quan chức, chế giễu họ vì không ngăn được các...
Trung Quốc khoan trúng mỏ vàng 1.000 tấn, trị giá hơn 80 tỷ USD
DNTH: Mỏ vàng khổng lồ được phát hiện ở tỉnh Hồ Nam có trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn, trị giá lên tới 83 tỷ USD.
Lực lượng hùng hậu của Fox News trong nội các Trump 2.0
DNTH: Trong khi Tổng thống Joe Biden tự hào về việc chọn nội các đa dạng nhất trong lịch sử, một nội các mà ông nói là "giống nước Mỹ", thì Tổng thống đắc cử Donald Trump lại đang vận dụng kinh nghiệm trong ngành truyền hình, với...
Thị trường nông sản: Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
DNTH: Người đứng đầu Cơ quan Lương thực Quốc gia (Bapanas) của Indonesia, Arief Prasetyo Adi mới đây cho biết chính sách tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên 12% vào đầu năm 2025 sẽ gây ra những ảnh hưởng tới giá gạo, bất chấp mặt hàng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...