Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 16 tỷ USD - lập kỷ lục mới

06:06 | 08/01/2025

DNTH: Theo Tổng cục Hải quan, trong quý IV/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,5 tỷ USD, tăng 17,3% so với quý IV/2023. Tính chung, trong năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 16,25 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2023.

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng, vượt qua nhiều thách thức để tiến gần đến mục tiêu đề ra. Theo đó, trong quý IV/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,5 tỷ USD, tăng 7,4% so với quý III/2024 và tăng 17,3% so với quý IV/2023. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 6,8% so với quý III/2024 và tăng 17,4% so với quý IV/2023.

Tính chung, trong năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 16,25 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2023. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2023.

Nếu so sánh với con số kỷ lục cũ được xác lập năm 2022 (15,8 tỷ USD), kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2024 đã vượt khoảng 500 triệu USD. Cùng với gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng đóng góp 1,04 tỷ USD trong năm 2024, giúp tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 17,3 tỷ USD.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thông tin từ Tổng cục Hải quan, thì kết quả đạt được là nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành gỗ, chủ động tìm kiếm thị trường, tham gia hội chợ triển lãm và chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang thiết kế các mẫu mã mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Cùng với đó, tiêu dùng tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ và châu Âu phục hồi, đặc biệt là tại thị trường Hoa Kỳ, đã tạo cơ hội cho ngành gỗ tăng tốc xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam đã thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quan trọng và mở rộng hiện diện tại các thị trường mới nổi như UAE, Ấn Độ.

Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức như yêu cầu kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp từ các thị trường xuất khẩu chính, nguy cơ gian lận thương mại, áp lực cạnh tranh và biến động kinh tế toàn cầu. Những thách thức thị trường mà ngành gỗ phải đối mặt như: Các thị trường lớn như: EU, Hoa Kỳ… ngày càng thắt chặt yêu cầu về xuất xứ gỗ, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao kiểm soát chuỗi cung ứng; các thị trường như Indonesia, Thái Lan và Malaysia đều là các đối thủ cạnh tranh mạnh trong khu vực; nguy cơ suy giảm kinh tế tại các thị trường lớn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ. Vì vậy, ngành gỗ cần chuẩn bị kỹ để vượt qua thách thức và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ thị trường quốc tế.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết: Hiện Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với đà tăng trưởng hiện tại và sự nỗ lực của các doanh nghiệp cùng cơ quan quản lý, ngành gỗ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu mới, củng cố vị thế trên thị trường quốc tế.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thông tin mới nhất về tình hình đàm phán thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

DNTH: Việt Nam thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại cân bằng bền vững với Hoa Kỳ trên tinh thần hiệu quả, thẳng thắn, xây dựng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và mang lại kết quả lợi ích cho cả hai bên.

Quảng Ninh: Triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh hiện đại, hiệu quả

DNTH: Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái đang thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc).

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

DNTH: Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ...

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của kinh tế tư nhân

DNTH: Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đang ngày đêm dấn thân, nỗ lực đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.

Vụ mùa vải thiều 2025: Bội thu và kỳ vọng bứt phá thị trường

DNTH: Vụ vải thiều năm 2025 đang hứa hẹn một mùa bội thu, với sản lượng dự kiến đạt khoảng 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024 .

XEM THÊM TIN