Năm đặc biệt, đặt mục tiêu kép, đạt thành tích kép
18:04 | 05/11/2020
DNTH: Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, trong năm 2020 rất đặc biệt với dịch bệnh COVID-19 và mưa lũ, thiên tai lịch sử, thực hiện mục tiêu kép, chúng ta đã đạt được thành tích kép, chỉ đạo điều hành kịp thời trước những tình thế cấp bách, để lại những bài học vô cùng quý giá.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục ngày thứ ba thảo luận tại hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Bên cạnh ý kiến tranh luận về các công trình thủy điện, đại biểu Quốc hội đã đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao.
Đại biểu Trần Quang Triều (tỉnh Nam Định) khẳng định vượt qua rất nhiều khó khăn, dịch bệnh, với sự điều hành chủ động, sát sao, quyết liệt của Chính phủ trong thực hiện mục tiêu kép chúng ta đã đạt được thành tích kép.
Cùng với việc dịch bệnh được kiểm soát, các kết quả phát triển kinh tế xã hội đạt được rất tích cực khi Việt Nam là số ít nước đạt mức tăng trưởng dương, quy mô GDP đứng thứ tư ASEAN, công tác an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân ổn định…Chỉ đạo kịp thời trước các tình thế cấp bách
Đại biểu Lê Thanh Vân (tỉnh Cà Mau) cho rằng có 3 bài học có giá trị mà Chính phủ và chúng ta nên tổng kết. Thứ nhất là bài học về đồng thuận của nhân dân, thể hiện rõ nhất khi đại dịch COVID-19 bùng nổ và chúng ta đã phản ứng kịp thời, nhân dân cả nước rất ủng hộ và tuân thủ. Ngay cả khi chuyển trạng thái sang cách ly xã hội, sau này điều chỉnh thành giãn cách xã hội thì người dân cũng đồng thuận và chấp hành.
Thứ hai là tinh thần dân tộc qua đợt bão lũ vừa qua khi hàng nghìn đoàn xe từ Bắc chí Nam về ủng hộ miền Trung. Đó là tinh thần dân tộc vô cùng quý giá mà khi có thiên tai, địch họa chúng ta đã phát huy được.
Thứ ba là sự phản ứng kịp thời của hệ thống chính trị. Khi COVID-19 vừa mới bùng nổ không lâu thì Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước đã ra lời kêu gọi; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tính đến các gói hỗ trợ và đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 “dù có bàn tán ra vào ban đầu nhưng gần như không có phản ứng từ phía nhân dân”. Tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng đã nhấn mạnh rằng đây là tình thế pháp lý mà chúng ta phải xử lý.
Đặc biệt là khi lũ lụt có cứu trợ của người dân, của cộng đồng, dư luận lại dấy lên câu chuyện pháp lý thì 2 ngày sau Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng sửa Nghị định 64 năm 2008 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Đó là những bài học theo đại biểu Lê Thanh Vân là “rất quý giá” và cần phải đánh giá sâu trong quản lý điều hành đất nước.Về nhiệm vụ, giải pháp của năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025, đại biểu Lê Thanh Vân nêu 5 vấn đề cần lưu ý. Trong đó, cần phải đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của Chính phủ, Chính phủ cần tổ chức lại với một bộ máy tinh gọn cho phù hợp với biến đổi của thời cuộc.
Đại biểu cũng nêu vấn đề về chiến lược về thu hút, trọng dụng nhân tài; bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu.
Đại biểu đề xuất cần nghiên cứu để ban hành một loạt chính sách ưu đãi mở đường cho một số doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao để có những sản phẩm khoa học công nghệ kích nổ cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. Chỉ có công nghệ mới thay đổi diện mạo của đất nước.
Cuối cùng, Chính phủ cần rà soát lại các quan hệ xã hội đang bị điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức để chuyển hóa thành các quan hệ xã hội điều chỉnh bằng pháp luật nhằm ngăn chặn sự tha hóa, xuống cấp về đạo đức xã hội, về văn hóa xã hội, văn hóa truyền thống.
Muôn vàn khó khăn do nhân tai và thiên tai
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đồng tình với Báo cáo của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2025. Để đánh giá chính xác những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội 5 năm qua, ông cho rằng, nên chia thành hai thời điểm: thời điểm trước khi bùng phát đại dịch COVID-19 và đánh giá riêng của năm COVID-19.
Cụ thể, trước COVID-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả giai đoạn 2016 - 2019 đạt 6,8%, tức đạt được ở mức cao của giai đoạn 5 năm, trong khi chỉ số CPI đã giảm từ 18,6% vào đầu năm 2011 xuống còn 4%; cán cân thương mại trong nhiều năm liên tục dương; tỷ lệ bội chi ngân sách cũng đã giảm sâu từ 5,4% xuống 3,5%, kéo được nợ công từ mức sát kịch trần xuống 55% vào năm 2019.
Riêng năm 2020 là năm COVID-19, với quan điểm chỉ đạo là chúng ta chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế để đảm bảo an toàn tính mạng của người dân. Kết quả đạt được là chúng ta đã làm cho thế giới phải ngưỡng mộ về thành công trong phòng, chống dịch cũng như là nước dẫn đầu trong khu vực về tăng trưởng kinh tế và cũng là một ngôi sao sáng của thế giới về mức tăng trưởng kinh tế dương.
Trong bối cảnh gặp muôn vàn khó khăn từ nhân tai như thảm họa môi trường Formosa đến thiên tai như hạn hán, sạt lở đồng bằng sông Cửu Long, bão lụt , lở đất hoành hành ở tỉnh miền Trung đến dịch bệnh như dịch tả lợn Châu Phi, đại dịch COVID-19; bối cảnh bất lợi của kinh tế thế giới do chiến tranh thương mại, xu hướng bảo hộ thương mại, sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu… nhưng chúng ta vẫn đạt được thành tựu nêu trên. Điều đó cho phép chúng ta có quyền ước mơ khát vọng phồn vinh, trở thành nước công nghiệp hiện đại, nước phát triển...
Theo kinh nghiệm của các nước đã cất cánh trở thành “con rồng châu Á” thì phải có một giai đoạn tăng trưởng rất cao, có thể đạt 10%/năm dựa vào đầu tư đổi mới, sáng tạo, chuyển giao công nghệ và trụ cột là phát triển các tập đoàn lớn, đặt trụ cột trong chuỗi giá trị cung ứng. Vì vậy, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị, trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2030 và kế hoạch 2021 - 2025, cần phải chú ý một số điểm.
Thứ nhất, phải tập trung nguồn lực đầu tư và hỗ trợ để phát triển những tập đoàn kinh tế mạnh làm trụ cột cho các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế.
Thứ hai, cần ưu tiên vào nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chúng ta mới có khả năng đặt chân vào khâu có giá trị cao trong chuỗi giá trị để tăng năng suất lao động, tạo ra được mức tăng trưởng đột phá.
Thứ ba, phải huy động nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Kinh nghiệm các nước phát triển trải qua giai đoạn thành công cho thấy, vấn đề không phải là Chính phủ tìm cách để hạ thấp tỷ lệ nợ công mà vấn đề cốt yếu là làm thế nào để quản lý nợ công có hiệu quả, sử dụng hiệu quả đồng vốn để cho kết quả tốt nhất.
Không đổ hết lỗi cho thủy điện
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) phát biểu tranh luận về phát triển thủy điện. Đại biểu nhắc lại câu chuyện xây dựng thủy điện sông Đà, với mục tiêu ban đầu là trị thủy, sau đó mới tới phát điện. Nhờ có thủy điện này mà Hà Nội tránh được các trận lụt lịch sử, còn trước đó, như năm 1971, chúng ta phải phá đê để "cứu" Hà Nội.
Tuy nhiên, mặt trái của thủy điện cũng tồn tại, như một số chủ đầu tư lạm dụng công trình để trục lợi thông qua phá rừng. Do đó phải đánh giá khách quan, nhiều chiều về hiệu quả và tác động của thủy điện. Cần xử lý nghiêm, lên án các chủ thể vi phạm pháp luật do lợi ích nhóm gây ra, nhưng không vì lũ lụt mà đổ hết cho thủy điện.
Đại biểu Đỗ Ngọc Định (tỉnh Khánh Hòa) bày tỏ đồng tình với ý kiến đại biểu Lưu Bình Nhưỡng khi cho rằng các dự án thủy điện luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực. Theo đại biểu Đỗ Ngọc Định, các mặt tiêu cực đang được Bộ Công Thương kiểm soát chặt chẽ thì chúng ta phải ủng hộ. Đại biểu đồng tình các giải pháp Bộ Công Thương đang thực hiện, với quan điểm nhận thức được tiêu cực, hạn chế thì sẽ có giải pháp kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả hơn.
Hà Chính
chinhphu.vn

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Quốc vương Campuchia
DNTH: Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá
DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo
DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...