Nạn hình thức và lãng phí

16:35 | 27/05/2024

DNTH: Sự hình thức đang lan tràn trong xã hội khiến cho ai đó có muốn… không hình thức lại trở nên lập dị, khác người.

Tôi nghe một người bạn có con học ở Nhật kể rằng, ngày khai giảng ở đấy rất nghiêm trang mà lại giản dị. Tất cả các thầy cô giáo ra tận cổng trường đón học sinh. Rồi vào, từng thầy cô một tự giới thiệu mình, bằng cách gì tùy mỗi người miễn làm sao học trò hiểu được thầy tên gì dạy môn nào, qua đó biết sơ qua tính cách của thầy. Rồi thầy Hiệu trưởng phát biểu, rồi… hết, học sinh vào lớp học ngay. Còn ở ta, cái lễ khai giảng nó rình rang thế nào mọi người biết cả rồi, có đến 80 phần trăm học sinh ngồi dưới nắng (hoặc mưa) từ sáng sớm không biết trong lễ ấy có đại biểu lãnh đạo nào đến dự, và các bác ấy phát biểu gì?

Mà đứng về mặt hình thức, ngành giáo dục hình như vẫn còn… khiêm tốn.

Người ta đã thấy một cái lễ khởi công xây một cái nhà tình nghĩa có mấy chục triệu bạc cho một gia đình chính sách rất nghèo mà một dàn cán bộ áo trắng cà vạt giày đen giăng hàng ngang đội mũ bảo hộ cầm xẻng quấn giấy xanh đỏ chờ hô một hai ba rồi “vẩy” xẻng tượng trưng để… chụp ảnh, ghi hình.

Người ta cũng thấy cảnh rất đông các vị com lê cà vạt xách cái xô có tí tẹo nước rắc vào gốc cây trồng sẵn để rồi gắn biển ngày tháng năm đồng chí A đồng chí B trồng cây này…

Và vừa rồi, nhân một số các vị từng là lãnh đạo và lãnh đạo cao cấp bị kỷ luật, bị truy tố, bị bắt... thì mới trơ khấc ra hàng loạt cây từ vừa vừa tới cổ thụ được gắn biển tên các vị ấy. Có cây còn được gắn biển đá, cục đá rất to, tưởng như sẽ bất tử. Bây giờ rất khó xử những cái cây gắn biển ấy, bỏ đi thì dở mà để thì như... trêu tức nhau.

Đi tặng quà, kể cả tặng những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời khốn khó, thì bao giờ cũng phải cười tươi nhìn vào ống kính cho bằng được, thay vì nhìn vào người được tặng một cách trìu mến và âu yếm.

Sự hình thức đang lan tràn trong xã hội khiến cho ai đó có muốn… không hình thức lại trở nên lập dị, khác người.

Mỗi khi có “ngày” nào đó, mà nước ta thì có vô cùng nhiều “ngày”, hình như ngày nào cũng có “ngày”, thì ngành văn hóa lại lên kế hoạch, dự trù kinh phí… để làm  băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích… kỷ niệm “ngày” như một việc đương nhiên của ngành mình. Càng xin được nhiều kinh phí để treo được nhiều cờ, băng rôn, khẩu hiệu… càng thể hiện ngành mình làm được nhiều việc, nhiều khi lãnh đạo cũng không biết có cần nhiều đến thế không, đến lúc thấy phố phường cứ rực cả lên, san sát khiến người đi đường nhiều khi rối mắt, chưa kể cái nọ đè cái kia, câu nọ đè câu kia nhiều khi gây phản cảm, thậm chí vì nhiều quá không duyệt được hết khiến cả chữ lẫn hình sai tè le sửa không kịp như nhiều nơi đã từng bị, có cả những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… thì mới giật mình.

Sự hình thức ăn cả vào các buổi lễ khi phải giới thiệu đại biểu. Không thiếu ai đã đành, không được thiếu một tí chức nào ông ta đang giữ. Thôi thì cũng được vì có thể có ai đó trong số cử tọa ở dưới chưa biết, nhưng cái nạn cứ lặp đi lặp lại thì nó không còn là thông tin nữa rồi. Có một bác ấy, chức vụ ấy, người giới thiệu đã kính thưa rồi, đã giới thiệu rồi, ông phát biểu kế tiếp lại cũng kính thưa y như thế, rồi ông kế tiếp vẫn vậy, khiến người được kính thưa nhiều lúc thấy ngại. Vậy nên khi các tỉnh thành tổ chức lễ hội gì đấy thì yêu cầu đầu tiên là phải được… truyền hình trực tiếp.

VTV1 là số 1, bí thì VTV3, VTV2… nhưng các bác có biết đâu là, người xem ti vi ấy, dân ấy, lại rất ít xem các buổi trực tiếp như thế. Đơn giản bởi vì cái phần kính thưa nó chiếm mất ¼ thời lượng rồi, như thể là nhân dịp “lên ti vi” thì giới thiệu cho bà con hàng xóm biết ta đang làm thế làm thế, trong khi người xem người ta chờ điều khác kia, thì mãi chả tới. Bây giờ người dân phải bỏ tiền để xem ti vi, họ có quyền chọn kênh, chọn chương trình mình thích.

Rồi còn cái nạn “Xin một tràng vỗ tay”, nó vừa hài hước vừa đầy chất tự kỷ, yếm thế. Ban đầu là từ một vài ca sĩ “thiếu nên phải xin”, giờ đến một số bác lên phát biểu, chưa nói gì đã “xin một tràng vỗ tay”, hoặc vỗ tay mồi để dụ cử tọa vỗ tay…

Tất nhiên sự hình thức nó đi kèm với sự phát triển của đời sống kinh tế, bởi phải có tiền mới bày vẽ được. Nhưng trong xã hội hiện nay, để “bằng chị bằng em”, nhiều gia đình, cơ quan, đơn vị… cũng phải giật gấu vá vai để… tăng thêm phần long trọng. Nhiều gia đình đám cưới đám ma xong là phạc phờ với chồng chất nợ. Nhiều đoạn đường vừa khánh thành xong đã… duy tu, nhiều chiếc cầu mới tưng bừng cờ hoa xong đã bảo dưỡng. Báo chí mới đưa tin một loạt cầu ở Quảng Nam đã làm xong nhưng... chưa có đường dẫn lên cầu…

Sự hình thức ấy, nó còn là tâm lý “kém miếng”, vậy nên nó sinh ra cái nạn trèo rào chụp ảnh, đè nhau để ngắt hoa, cướp hoa, chen nhau xô đẩy để nhận suất ăn khuyến mãi, dẫu chỉ là một ổ mì…

Từ lúc nào cái tâm lý ấy xuất hiện ở nước ta, và cách ứng xử với nó như thế nào, có lẽ không thể để xã hội tự điều tiết được, mà phải có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhưng phải là sự vào cuộc tâm huyết và có trách nhiệm, có chuyên môn chứ không như kiểu ngồi trên mây đề ra cấm ngực lép lái xe, tịch thu ô tô của người say, phải có ô kính trên quan tài, cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng đi thi đại học...

Báo chí mới đưa tin: Khánh Hòa bỏ ra 140 tỉ đồng xây 2 ký túc xá rồi... bỏ hoang vì không có ai vào ở. Gia Lai xây cái nhà đại thể với ý định tất cả các đám tang sẽ đưa về đấy, khá nhiều tiền, bỏ hoang mười mấy năm nay. Rất nhiều tác phẩm VHNT, nhất là điện ảnh và sân khấu, được cấp ngân sách để làm, xong rồi... cất kho. Đi về vùng sâu vùng xa của Tây Nguyên thấy rất nhiều công trình, nhất là công trình nước sạch, làm xong bỏ hoang...

Với câu lệnh: “Những công trình lãng phí”, trong vòng 0,21 giây, Google cho ra tới 113.000.000 kết quả đủ thấy nó khủng khiếp như thế nào. Mà đây là những công trình có tên có tuổi có chuyện, còn rất nhiều những lãng phí vô hình mà chúng ta chưa thống kê hết được, như các cuộc họp vô bổ, kẹt xe, trễ tàu do vận hành xã hội kém, hàng triệu ông bố bà mẹ mỗi ngày làm graber đưa đón con đi học cũng hết sức lãng phí...

Nên theo tôi, nạn hình thức và lãng phí nó cũng nặng như nạn tham nhũng, hối lộ, cũng tàn phá đất nước kinh khủng.

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

DNTH: Từ nay đến hết ngày 28/2/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là...

Nhựa Nam Anh - Lựa chọn hàng đầu cho mái nhà phồn vinh

DNTH: Công ty cổ phần Nam Anh Plastic là đơn vị sản xuất & phân phối tấm nhựa kính Polycarbonate (hay còn gọi là tấm nhựa lấy sáng, tấm nhựa thông minh, tấm polycarbonate…) sản phẩm được sản xuất từ 100% hạt nhựa nguyên sinh Polycarbonate...

4 loại rau là "ổ chứa" giun sán, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn

DNTH: Các loại rau thủy sinh giàu dinh dưỡng nhưng cũng có khả năng chứa ấu trùng sán nếu sinh trưởng trong nguồn nước ô nhiễm.

Đi hơn 25.000km, chủ xe VinFast VF 6 khẳng định “tiết kiệm gấp 4 lần xe máy”

DNTH: Anh Lê Đức, sống tại Hà Nội, chọn VF 6 là chiếc xe đầu tiên trong đời sau khi đã trải nghiệm nhiều dòng xe xăng cùng phân khúc. Chiếc VF 6 với anh là mẫu xe “chất” nhất phân khúc cả về trang bị, cảm giác lái và khả năng tiết...

Người dân Hà Nội chuẩn bị lương thực, thực phẩm tránh bão

DNTH: Do lo ngại cơn bão số 3 đổ về gây mưa to nên nhiều người dân Hà Nội đã chủ động mua tích trữ rau xanh, thực phẩm cá thịt khiến cho các mặt hàng này sáng nay đắt khách, giá cả có tăng nhẹ. Bên cạnh những bà nội trợ có tâm...

Giảm 50% trên Gojek và Xanh SM khi dùng Thẻ trả góp Muadee

DNTH: Thanh toán các dịch vụ đi lại, ăn uống bằng thẻ trả góp Muadee trên Gojek và Xanh SM, khách hàng không cần trả trước, được trả góp 3 kỳ, không lãi suất mà còn nhận được ưu đãi độc quyền vô cùng hấp dẫn.

XEM THÊM TIN