Giải pháp khắc phục thiếu hụt lao động

Nâng cao chất lượng nghề cho lao động nông thôn, thực hiện chuyển đổi số để tăng cường kết nối cung - cầu

08:37 | 28/04/2022

DNTH: Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 128/TB-VPCP ngày 27/4/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về tình hình, giải pháp khắc phục thiếu hụt lao động.

Thông báo nêu rõ, các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế của Quốc hội, Chính phủ đã tạo động lực để khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh và thị trường lao động. Những tháng đầu năm 2022, thị trường lao động đã có nhiều khởi sắc; người lao động đã trở lại làm việc trong các nhà máy, khu công nghiệp.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ vẫn xảy ra; chủ yếu tại một số địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất; nhiều nhất trong thời gian cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm 2022. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do dịch bệnh Covid - 19, người lao động phải tạm thời nghỉ việc để điều trị, cách ly và chăm sóc người thân. Việc giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động phải được tiến hành tổng thể trên cơ sở các giải pháp trước mắt và lâu dài.

Trước mắt, để hạn chế tình trạng thiếu hụt lao động, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ sau đây:

Tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình; Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện các quy định tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp cùng tham gia quy hoạch, phát triển nhà ở cho người lao động trong nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/8/2015 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế và các văn bản liên quan khác.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan khẩn trương triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các biện pháp giúp doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện việc duy trì, thu hút lao động vào làm việc, hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động, tổ chức hoạt động thông tin, kết nối cung - cầu lao động trên cơ sở liên kết, hợp tác vùng (bao gồm nội vùng, các vùng) và cả nước nói chung.

Rà soát, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Về lâu dài, để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt lao động, Phó Thủ tướng đề nghị:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu bảo đảm phù hợp và sử dụng tối đa các yếu tố thuận lợi của thị trường lao động trong quá trình xây dựng các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chú trọng triển khai chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra, đặc biệt lưu ý phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp có chương trình phù hợp để mở thêm các chuyên ngành mới liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; khẩn trương thực hiện chuyển đổi số để tăng cường kết nối cung - cầu lao động qua nền tảng số.

Bên cạnh đó, trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội, chủ trì, phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn, bảo đảm hạn chế tình trạng người lao động vì lợi ích trước mắt mà rút bảo hiểm xã hội một lần. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giá lúa gạo hôm nay 12/12: lúa tươi giá neo cao

DNTH: Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay ngày 12/12 tại khu vực trong nước tăng nhẹ 50 đồng/kg với một số loại gạo. Thị trường lượng ít, giá biến động nhẹ, giao dịch chậm, giá lúa tươi neo cao.

Tỷ giá USD hôm nay 12/12: thị trường tự do tăng, ngân hàng giảm

DNTH: Tỷ giá USD hôm nay 12/12, thị trường tự do kéo dài đà giảm so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại cũng đảo chiều giảm giá mua - bán đồng USD. Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.253 đồng.

Giá tiêu hôm nay 12/12: giá tiêu nội địa ổn định, các nước đồng loạt giảm

DNTH: Giá tiêu hôm nay 12/12 trong khoảng 145.000 - 147.200 đồng/kg. Sau 2 ngày giảm nhẹ giá tiêu trong nước đang ổn định. Từ đầu năm nay, giá tiêu tăng mạnh nhờ các thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Đông. Kỳ vọng trong năm 2025 thị trường...

Việt Nam chi 1,6 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm

DNTH: Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 1,55 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023- mức kỷ lục từ trước đến nay, thống kê của hải quan cho biết.

Nhu cầu tài sản an toàn đẩy giá vàng thế giới tăng cao

DNTH: Giá vàng thế giới tăng lên mức cao nhất trong hai tuần vào ngày 10/12, được hỗ trợ bởi căng thẳng địa chính trị gia tăng và dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba vào tuần tới. Thị trường...

Giá lúa gạo ngày 09/12: Giá lúa tươi neo cao

DNTH: Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (ngày 09/12/2024) tại khu vực trong nước đi ngang. Thị trường giao dịch chậm, ít người mua. Giá lúa neo cao.

XEM THÊM TIN