Nâng cao giá trị cho các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên

13:40 | 10/12/2023

DNTH: Tại Hưng Yên, ngoài nhãn lồng tiến vua, gà Đông Tảo, vải trứng, thì nhiều sản phẩm tiêu biểu khác như: Hoa Xuân Quan; bánh tẻ Phụng Công; chuối tiêu hồng Khoái Châu; cam Hưng Yên, nếp thơm Hưng Yên, sen Hưng Yên… đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

30 sản phẩm đặc thù và chủ lực của Hưng Yên được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thời gian qua, Hưng Yên là 1 trong 10 tỉnh, thành phố có số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao nhất cả nước. Đến nay, 30 sản phẩm đặc thù và chủ lực của tỉnh đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Cam Hưng Yên là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, có hương vị thơm, ngọt đặc trưng, từ lâu đã được người tiêu dùng ưa chuộng. Tháng 05/2020, sản phẩm cam Hưng Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Đây là bước đột phá trong tiếp cận thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm cam Hưng Yên, đồng thời mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế địa phương. 

Từ khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các hộ trồng cam đã có ý thức hơn trong việc sản xuất. Các sản phẩm không chỉ có mẫu mã đẹp mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên mỗi quả cam đều có tem truy xuất nguồn gốc, xuất xứ. Trên mỗi hộp cam đều có các chỉ dẫn địa lý gắn với vùng trồng, tên hợp tác xã hay chủ hộ sản xuất. Trách nhiệm trong mỗi sản phẩm của người trồng đã được nâng lên.

Cam Hưng Yên là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, có hương vị thơm, ngọt đặc trưng, từ lâu đã được người tiêu dùng ưa chuộng
Cam Hưng Yên là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, có hương vị thơm, ngọt đặc trưng, từ lâu đã được người tiêu dùng ưa chuộng.

Được bảo hộ nhãn hiệu từ năm 2018, làng nghề hoa cây cảnh Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày một khẳng định uy tín trên thị trường. Nhờ sự năng động, sáng tạo, mạnh dạn đầu tư vào những giống hoa mới, đa dạng về chủng loại của bà con nông dân mà giá trị sản phẩm được gia tăng, tạo ra một vùng chuyên sản xuất hoa, cây cảnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi chuyển đổi sang mô hình trồng hoa, nhiều hộ đạt doanh thu cả tỷ đồng/năm. Theo số liệu thống kê của xã Xuân Quan, tổng lợi nhuận từ hoa, cây cảnh của xã ước đạt gần 200 tỷ đồng trong năm 2022.

Làng hoa Xuân Quan rộn ràng chuẩn bị cho vụ Tết
Làng hoa Xuân Quan rộn ràng chuẩn bị cho vụ Tết.

Chuối tiêu hồng Khoái Châu tỉnh Hưng Yên được Cục sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu vào năm 2015. Thời điểm đó, toàn huyện Khoái Châu có tới 600ha trồng chuối với sản lượng 23 nghìn tấn trên năm. Đến nay, tuy diện tích và sản lượng không tăng nhiều nhưng giá trị trên 1 ha canh tác lại tăng lên nhờ có thương hiệu.

Nâng cao giá trị sản phẩm nông sản

Ngày 23/08/2023, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Sen Hưng Yên”. Hiện nay, sen được trồng nhiều ở thành phố Hưng Yên và các huyện: Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ và một số địa phương khác. Khoảng tháng 6 âm lịch, người dân bắt đầu thu hoạch hạt sen. Không chỉ bán hoa sen, bát sen, hạt sen, các bộ phận khác của cây sen như: tâm, nhụy, lá, ngó sen cũng có thể bán được đem lại thu nhập cao cho người dân.

Bên cạnh việc bán sen tươi, hạt sen sấy khô đã qua sơ chế cũng là sản phẩm nổi tiếng Hưng Yên. Hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm từ sen trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng. Tiềm năng về thị trường của sen và các sản phẩm chế biến từ sen là rất cao như: thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số thị trường khác.

Được biết, từ giữa năm 2022, HĐND tỉnh Hưng Yên đã có nghị quyết hỗ trợ 30 triệu đồng/đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới trong nước, 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Hỗ trợ 60 triệu đồng/đơn được chấp nhận hợp lệ, các văn bản tương ứng theo quy định của tổ chức quốc tế hoặc quốc gia nộp đơn.

Sau khi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sản phẩm cam và nếp thơm được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên tăng cường tổ chức các hội thảo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho người dân về việc xây dựng; phát triển; sử dụng hiệu quả nhãn hiệu, thương hiệu; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, hệ thống quản lý tân tiến giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Trên các sản phẩm đều có tem truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý gắn với vùng trồng, tên hợp tác xã hay chủ hộ sản xuất.

Ngoài tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo để trang bị kiến thức cho các hộ dân có đơn đăng ký và đã được cấp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các ngành chức năng, địa phương tại Hưng Yên cũng quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, quảng bá sản phẩm; xây dựng và bảo vệ thương hiệu quy hoạch vùng trồng; làm đường giao thông để các hộ dân, HTX mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá.

Để nâng cao giá trị và phát huy các sản phẩm chủ lực của địa phương, tỉnh Hưng Yên và các huyện đều có giải pháp về quy hoạch tổng thể vĩ mô cho từng vùng. Đối với vùng hoa cây cảnh, quy hoạch vùng chuyên sản xuất hoa gắn với các điểm du lịch trải nghiệm; điểm thăm quan thu mua để các hộ kết hợp sản xuất hoa cây cảnh công nghệ cao gắn với du lịch làng nghề và bảo vệ môi trường, nhằm gia tăng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu trên thị trường. 

Đối với các cây chuối, cam và lúa nếp, ngoài quy hoạch vùng trồng, xây dựng đường giao thông, các sở ngành thường xuyên tổ chức các phiên chợ để kết nối giao thương; hỗ trợ quảng bá xây dựng thương hiệu; nhãn hiệu. Đây sẽ là những động lực quan trọng để các cây trồng chủ lực của Hưng Yên tiếp tục cho giá trị kinh tế cao.

Thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên sẽ tiếp tục phối hợp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu, trường đại học, các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu áp dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến nông sản để nâng cao năng xuất và hiệu quả kinh tế, áp dụng phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, mã số mã vạch. 

Đồng thời thực hiện tốt chức năng chủ sở hữu, tổ chức chứng nhận, quản lý nhãn hiệu trong việc cấp quyền sử dụng, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo Thương hiệu Công luận

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang

DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...

XEM THÊM TIN