Nâng cao trách nhiệm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp
14:37 | 11/07/2020
DNTH: Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Ðức Tiến cho rằng, muốn nâng cao chất lượng ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, việc giám sát, quản lý phải được thực hiện một cách đồng bộ trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị nông sản. Nếu làm tốt mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường các nước, mang lại giá trị xuất khẩu cao và xa hơn là chuyển đổi nền nông nghiệp từ quy mô nhỏ lẻ, tự cấp - tự túc sang nền nông nghiệp hội nhập, phát triển bền vững.
Thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang tiếp tục được rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa để triển khai hiệu quả công tác quản lý chất lượng ATTP nông, lâm thủy sản.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như truyền thông, quảng bá sản phẩm từ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn cũng được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của các tổ chức, cá nhân.
Các chương trình giám sát ATTP nông, lâm thủy sản được duy trì, mở rộng và chuyển mạnh thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất đã giúp kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm ATTP. Giải quyết hiệu quả, kịp thời rào cản kỹ thuật ATTP của thị trường xuất khẩu, duy trì ổn định hoạt động xuất khẩu nông, lâm thủy sản tại các thị trường truyền thống; giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP, củng cố niềm tin của người dân, giúp phát triển thị trường trong nước.
Quảng lý ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp đạt được những kết quả đáng ghi nhận
Chính sự tích cực và chủ động trên đã giúp ngành nông nghiệp đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, thời gian qua các cơ quan chức năng đã tổ chức lấy mẫu giám sát đối với các sản phẩm chủ lực, tiêu dùng nhiều, nguy cơ cao, kịp thời phát hiện, cảnh báo, truy xuất xử lý 7 trong số 1.054 mẫu thủy sản nuôi và thủy sản chế biến vi phạm chỉ tiêu ATTP (chiếm 0,67%), giảm so với cùng kỳ năm 2019 (1,42%); 87 trong số 812 mẫu thịt gia súc, gia cầm tại cơ sở giết mổ và kinh doanh nhiễm vi sinh vật (chiếm 10,71%), giảm so với cùng kỳ năm 2019 (29,61%); 3 trong số 1.074 mẫu thịt lợn, thịt và trứng gia cầm tại cơ sở giết mổ và kinh doanh nhiễm hóa chất, kháng sinh (chiếm 0,27%), giảm so với 6 tháng đầu năm 2019 (0,7%); không phát hiện chất cấm Salbutamol, Clenbuterol trong 939 mẫu thịt lợn, 398 mẫu nước tiểu lợn, không phát hiện thuốc an thần Acepromazine trong 68 mẫu thịt gia súc được kiểm tra…
Tính đến 20/6, cả nước đã có 170.000ha cây trồng được chứng nhận VietGAP. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 58,2%; trong đó, các xã đều đạt tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm; có 1.711 sản phẩm đạt chuẩn theo bộ tiêu chí sản phẩm thuộc Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP"....
Tuy nhiên, việc bảo đảm ATTP vẫn còn những thách thức. Từ đầu năm đến nay, do dịch Covid-19, số cơ sở được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch có giảm, nhưng tỷ lệ cơ sở bị phát hiện vi phạm tăng hơn so với năm 2019, trong đó đã kiểm tra 29.200 cơ sở, xử phạt hành chính 1.740 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTP nông, lâm thủy sản (chiếm 5,9%), tăng hơn 6 tháng đầu năm 2019 (5,7%) với số tiền phạt 12,4 tỷ đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2019 (9,63 tỷ đồng).
Ðể khắc phục những bất cập, nhiều ý kiến cho rằng, về mặt quản lý, Bộ NN&PTNT cần tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm ATTP. Nhân rộng, mở rộng chuỗi cung ứng nông, lâm thủy sản an toàn theo Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc” giai đoạn 2013 - 2020 và đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn mới. Đến nay, cả nước có 1.612 chuỗi (tăng 367 chuỗi so với cùng kỳ năm 2019), 2.346 sản phẩm (tăng 1.092 sản phẩm) và 2.989 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản ATTP.
Chủ động tổ chức và đôn đốc các địa phương triển khai giám sát, kiểm tra theo quy định; tập trung thanh tra đột xuất; xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP. Đánh giá, chỉ định, giám sát cơ sở kiểm nghiệm vật tư nông nghiệp, ATTP theo quy định.
Cùng với đó, cần củng cố lại quy trình sản xuất, trong đó người sản xuất, chế biến cũng như kinh doanh nông sản nên thường xuyên cập nhật các quy định mới về ATTP và thực hiện nghiêm túc. Ví dụ như, khuyến cáo về thời gian cách ly, thời gian ngừng sử dụng thuốc BVTV, kháng sinh. Chủ động xử lý các sự cố mất ATTP, cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu chưa đúng, gây tâm lý hoang mang. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm khẳng định thương hiệu, góp phần xây dựng, phát triển thị trường thực phẩm an toàn.
Theo Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Ðức Tiến, muốn nâng cao chất lượng ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, việc giám sát, quản lý phải được thực hiện một cách đồng bộ trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị nông sản. Nếu làm tốt mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường các nước, mang lại giá trị xuất khẩu cao và xa hơn là chuyển đổi nền nông nghiệp từ quy mô nhỏ lẻ, tự cấp - tự túc sang nền nông nghiệp hội nhập, phát triển bền vững.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến
Mới đây vào ngày 3/7 tại P Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) cũng đã diễn ra Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, mặc dù 6 tháng đầu năm 2020, tình hình sản xuất nông nghiệp đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, ngành vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là về công nghiệp chế biến và chế biến sâu; hạ tầng kho bãi, trình độ công nghệ vẫn còn những hạn chế…
Bộ NN&PTNT đã triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới đến các địa phương, hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh đảm bảo ATTP trong tình hình mới tại Việt Nam.
Bộ NN&PTNT yêu cầu, các địa phương phải có kế hoạch cụ thể phù hợp với thực tế để triển khai Chỉ thị này. Bộ sẽ tiếp tục đồng hành cùng các địa phương trên các phương diện: chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, phát hiện những hạn chế để chấn chỉnh kịp thời; hỗ trợ nguồn nhân lực tổ chức các lớp đào tạo tập huấn. Đồng thời, Bộ sẽ có những chính sách đặc thù cho từng địa phương để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện Chỉ thị này.
Hồng Nga
THSP
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Nâng cao trách nhiệm /
- bảo đảm /
- thực phẩm /
- nông nghiệp /
- an toàn thực phẩm /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Xử lý nghiêm vi phạm an toàn thực phẩm và truyền thông để cảnh tỉnh
DNTH: Sáng 23/8, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra chất lượng bánh Trung thu
DNTH: Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, ngày 21/8, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại...
Xây dựng chuỗi liên kết để có được sản phẩm sạch
DNTH: Đây là nội dung trả lời được nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khi được đại biểu Quốc hội chất vấn về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm chiều nay (21/8).
Phát hiện 229 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và 270 chiếc bánh trung thu nhập lậu tại Quảng Ninh
DNTH: Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa phát hiện 229 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và 270 chiếc bánh trung thu nhập lậu với tổng trị giá gần 70 triệu đồng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa dịp Tết Trung thu
DNTH: Để phòng ngừa, ngăn chặn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ trong dịp Tết Trung thu, Tổng cục QLTT đề nghị Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý theo địa bàn.
Hà Nội: Thành lập các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu
DNTH: Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thành lập 2 đoàn kiểm tra an toàn...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...