Nên bán vốn nhà nước tại Vinamilk, MobiFone để có tiền xây cảng nước sâu miền Trung

20:39 | 14/08/2019

DNTH: “Nên bán vốn nhà nước tại Vinamilk, FPT, MobiFone… để có đủ tiền xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu tại miền Trung và ĐBSCL. Đồng thời, nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống đường cao tốc Bắc-Nam. Làm được những việc này trong 5 năm nữa thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ở một tầm cao mới”, ông Nguyễn Hoàng Hải (Phó Chủ tịch VAFI) đề xuất.

nen ban von nha nuoc tai vinamilk, mobifone de co tien xay cang nuoc sau mien trung hinh anh 1

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI)

Trước thềm Hội nghị Phát triển kinh tế miền Trung, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), đã có một số đề xuất giải pháp nhằm xây dựng  hệ thống cảng biển nước sâu Miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khả năng khai thác các tàu có tải trọng trên 100.000 DWT, có năng lực tổ chức các tuyến tàu container kết nối thẳng với các vùng kinh tế lớn trên thế giới.

Bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp lấy tiền xây dựng cảng biển nước sâu ở miền Trung

Lý giải cho đề xuất của VAFI, ông Nguyễn Hoàng Hải đã đặt một câu hỏi: “Tại sao các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long còn nghèo hơn các tỉnh, thành phố gần các khu cảng lớn như Hải Phòng, Sài Gòn, Vũng Tàu?”.

Theo ông Hải, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách, nguồn ngân sách dành cho phát triển kinh tế xã hội tại các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, ĐBSCL. Từ đó, hạ tầng kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục và đời sống nhân dân tại các vùng này không ngừng được cải thiện và thay đổi rõ rệt so với trước.

Song các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, ĐBSCL vẫn nghèo hơn các tỉnh, thành phố gần các khu cảng biển lớn do vị trí địa lý không tự nhiên tạo cảng biển nước sâu, công nghiệp chậm phát triển.

Nói về yếu tố khiến công nghiệp tại các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, ĐBSCL chậm phát triển, ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, đối với nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, lựa chọn nhà máy sản xuất gần các cảng biển lớn luôn là ưu tiên số một vì chi phí logistic thấp.

Nếu chọn miền Trung và ĐBSCL, chi phí logistic rất cao, thời gian vận chuyển hàng hóa, vật tư kéo dài làm cho giá vốn hàng tồn kho tăng cao.

“Để kinh tế Miền Trung, Tây Nguyên, ĐBSCL nhanh chóng tiến kịp các tỉnh thành phố gần các khu cảng biển lớn như Hải Phòng, Sài Gòn, Vũng Tàu… Nhà nước cần chính sách ưu tiên phát triển hệ thống cảng nước sâu miền Trung, ĐBSCL. Khi đã có khu cảng hiện đại, các nhà đầu tư sẽ đổ xô tới đầu tư”, ông Nguyễn Hoàng Hải phân tích.

Trước câu hỏi: “Nguồn vốn ở đâu để đầu tư cho hệ thống cảng biển nước sâu ở miền Trung và ĐBSCL?”.

Ông Hải cho rằng, nguồn vốn là không nhiều, chủ yếu cho cảng Liên Chiểu và Trần Đề theo hình thức PPP, mất khoảng vài tỷ USD. Hiện tại, nên bán vốn nhà nước tại Vinamilk, Sabeco, FPT, Mobifone… để có đủ tiền xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu tại Miền Trung và ĐBSCL. Đồng thời, nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống đường cao tốc Bắc-Nam.

“Làm được những việc này trong 5 năm nữa thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ở một tầm cao mới”, ông Nguyễn Hoàng Hải cho biết.

Đề xuất 51% cổ phần nhà nước tại công ty CP cảng Quy Nhơn cho NĐT nước ngoài

Đối với Dự án cảng biển nước sâu Trần Đề, hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai nghiên cứu.

“Nếu Trần Đề đủ điều kiện để xây dựng một cảng nước sâu cho tàu trên 100.000 DWT, VAFI hoàn toàn ủng hộ dù cho nhà nước có phải bỏ ra vài tỷ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng”, ông Nguyễn Hoàng Hải bày tỏ quan điểm.

Theo đó, nên chọn các hãng tầu đa quốc gia lớn đang khai thác mạng lưới tuyến tầu container quốc tế là nhà đầu tư khai thác cảng Trần Đề. Bởi với khối lượng hàng xuất nhập khẩu lớn như hiện nay, khi cảng Trần Đề được xây dựng, sẽ dễ dàng hình thành các tuyến tàu container quốc tế và chắc chắn rằng vốn đầu tư sẽ đổ mạnh vào khu vực ĐBSCL. Khi đó, chúng ta không cần phải kêu gọi đầu tư nhiều mà hàng nghìn nhà đầu tư sẽ tìm đến.

nen ban von nha nuoc tai vinamilk, mobifone de co tien xay cang nuoc sau mien trung hinh anh 2

Một góc cảng Quy Nhơn. 

Một đề xuất khác được VAFI đưa ra là xây dựng hệ thống cảng container miền Trung liên kết với nhau, bao gồm các cảng: Quy Nhơn, Dung Quất, Liên Chiểu, Quảng Trị, Nghi Sơn.

Theo đó, điều kiện tiên quyết để các cảng này thực sự mở được các tuyến tàu container chạy trong nước và quốc tế là nhà vận hành cảng phải là nhà đầu tư có uy tín.

“Để cảng Quy Nhơn, Đà nẵng thực sự đổi mới thì Chính phủ nên bán đấu giá 51% cổ phần nhà nước tại công ty cổ phần cảng Quy Nhơn và Đà Nẵng cho các hãng tàu nước ngoài đang có kinh nghiệm khai thác tại Việt Nam với điều kiện họ phải thường xuyên tổ chức được các tuyến tàu container quốc tế. Hiện năng lực yếu kém của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đang cản trở kinh tế vùng chậm phát triển”, ông Nguyễn Hoàng Hải nhận xét.

Tương tự là trường hợp của cảng Liên Chiểu. VAFI cho rằng, khi các cảng miền Trung nói trên thực sự trở thành cảng nước sâu và có các tuyến tàu container quốc tế được đưa vào khai thác thường xuyên, kinh tế miền Trung sẽ cất cánh và cơ cấu kinh tế các tỉnh sẽ nhanh chóng chuyển dịch để trở thành các tỉnh công nghiệp.

Bài học thành công từ xây dựng cảng biển nước sâu Lạch Huyện

Dẫn lại câu chuyện xây dựng cảng biển nước sâu Lạch Huyện tại Hải Phòng, ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, nếu không có cảng nước sâu Lạch Huyện, bây giờ khu Cảng Hải Phòng đã quá tải, cước phí bốc xếp tăng cao và quan trọng là hàng nghìn dự án đầu tư mới triển khai ở khu vực phía Bắc trong các năm qua sẽ không xuất hiện. Không có nhà đầu tư nào dại dột bỏ vốn vào địa bàn ách tắc giao thông, chi phí vận chuyển lên cao.

nen ban von nha nuoc tai vinamilk, mobifone de co tien xay cang nuoc sau mien trung hinh anh 3

Một góc cảng biển nước sâu Lạch Huyện.

“Cảng nước sâu Lạch Huyện ra đời đã mở ra những tuyến tầu xuyên đại dương, thu hút tàu trên 100.000 DWT, giúp cộng đồng doanh nghiệp phía Bắc có chi phí logistic thấp hơn so với trước kia, thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh hơn, nhất là các thuyền xuyên Thái Bình Dương.

Phải nói rằng chủ trương xây dựng cảng Lạch Huyện của Đảng và Nhà nước là hết sức đúng đắn, Nhà nước chỉ bỏ ra 1 tỷ USD nhưng thu được lợi ích vô cùng to lớn. Bài học xây cảng nước sâu Lạch Huyện cần được nhân rộng cho việc xây dựng hệ thống cảng biển nước sau các tỉnh Miền Trung và ĐBSCL”, ông Nguyễn Hoàng Hải cho biết.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí

DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

XEM THÊM TIN