Nét riêng cỗ Tết vùng miền
20:48 | 30/01/2023
DNTH: Tết đến xuân về, trên khắp mọi miền đất nước, hầu như nhà ai cũng làm cỗ, để trước thì cúng tổ tiên, sau là phục vụ nhu cầu ăn uống, thưởng thức của mọi thành viên trong gia đình nhân những ngày đoàn tụ nghỉ Tết. Người ta từng bảo: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”, ý muốn nói rằng dù có nghèo đói thế nào đi nữa thì ba ngày Tết cỗ bàn phải đàng hoàng, mọi người trong nhà đều phải được ăn no thỏa thích, ăn uống đủ đầy nhiều món… chính vì lẽ đó mà mâm cỗ ngày Tết thường là rất to, rất nhiều món ngon.

Cỗ Tết ở mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng, với các món ăn khác nhau. Ở miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết ở các tỉnh miền núi, ngoài một số món đặc trưng như bánh chưng, bánh giầy, bánh tẻ, xôi, canh măng nấu xương, giò, chả… không thể thiếu được món thịt bò, thịt lợn hun khói (một số nơi ở Yên Bái, Hà Giang người ta làm món này bằng thịt trâu, hoặc thịt ngựa). Món thịt hun khói được làm từ loại thịt thăn, thái mỏng, tẩm ướp gia vị sau đó phơi sấy khô. Trước khi ăn, người ta bọc thịt hun khói vào lá chuối xanh rồi mang vùi vào tro bếp đỏ lửa để miếng thịt mềm, dễ xé nhỏ.
Với cỗ Tết của vùng Đồng bằng Bắc Bộ thì đặc trưng nhất trong mâm cỗ Tết phải là: thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng, canh măng, canh bóng, giò chả, thịt gà, xôi gấc, thịt đông… ở một số nơi thì các món đặc trưng theo vùng miền được bổ sung cho mâm cỗ có khác nhau đôi chút. Đơn cử như vùng Hà Tây cũ (nay đã thuộc Hà Nội), nhiều làng, xã bao giờ bày cỗ Tết cũng phải có món nem chạo được chế biến từ tai lợn luộc thái mỏng, trộn với thính là gạo rang vàng, giã nhuyễn. Hay như khu vực Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên… thì trong mâm cỗ ngày Tết món cá kho, hoặc cá nướng luôn là món chính, không thể thiếu được. Với món cá kho thì hầu như gia đình nào cũng phải chuẩn bị một niêu cá trắm đen, hoặc cá chép kho với giềng. Nếu nhà ai không làm món cá kho thì sẽ có món cá nướng, bởi nếu thiếu món cá coi như cỗ bàn Tết năm đó không được xem là đủ đầy. Cá nướng thường được kẹp vào phên tre và hơ trên lửa với thời gian đủ dài để cá chín từ từ. Trước khi nướng, cá được tẩm ướp gia vị cho thấm vào thịt cá để khi ăn sẽ đậm đà, tròn vị. Món cá nướng chấm với nước mắm gừng vắt chanh, kèm ớt, tiêu, gừng… ngon tuyệt.

Cỗ Tết ở ngoại thành Hà Nội, so với nội thành cũng có sự khác nhau đôi chút, chẳng hạn xung quanh các huyện như Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn… thường mâm cỗ Tết các gia đình luôn bày giò lụa, chả quế, thế nhưng trong nội thành 2 món này không nhiều gia đình chú trọng bởi họ coi đây là hai món ăn của ngày thường, vì ngày nào cũng luôn ăn nên Tết họ muốn bày biện các món “độc, lạ” hơn. Cỗ Tết ở ngoại thành bao giờ cũng có nhiều bát (bát canh măng, canh mọc, canh miến, khoai môn…); và nhiều đĩa (đĩa giò, chả, thịt gà, giò thủ, nem cuốn…), các bát, các đĩa bày biện chật kín hết cả mâm, thậm chí phải bày thêm ra ngoài phạm vi chiếc mâm mới đủ. Điều đặc biệt là tất cả các bát, các đĩa trong mâm cỗ Tết đều đựng đầy ăm ắp đồ ăn, vì người dân nông thôn thường ăn nhiều, ăn khỏe nên trong bữa cỗ ngày Tết họ phải ăn cho thoả thích. Vì vậy mà khi mua sắm nguyên vật liệu, thực phẩm để làm cỗ Tết nhà nào cũng mua dư ra rất nhiều, phòng bị thiếu.
Thế nhưng, mâm cỗ Tết ở nội thành bây giờ khá giản đơn khi nhà nào cũng chỉ làm mấy món để cúng gọi là cho đủ lễ nghĩa, bởi mọi người đều có ý nghĩ bây giờ chơi Tết là chính, chứ mấy ai còn chú trọng đến… ăn Tết giống như cách đây mấy thập kỷ nữa. Chẳng vậy mà có khi mâm cỗ Tết chỉ có đĩa bánh chưng, thịt gà, đĩa xôi, đĩa nem cuốn, bát canh măng... nhà nào làm nhiều món nhất cũng chỉ độ 5 - 7 đĩa và vài ba bát là cùng.

Ngoài các món ăn chính trong mâm cỗ Tết, thì một số món phụ dùng để cúng và phục vụ ăn Tết ở mỗi một nơi cũng có phần khác nhau. Chẳng hạn, khu vực Đình Bảng, Tiên Sơn, Từ Sơn… (Bắc Ninh) thì không bao giờ thiếu được món bánh xu xê xanh, đỏ, hồng đẹp mắt. Vùng Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên… (Hà Nội) thì món chè lam, kẹo lạc phải luôn hiện diện trong mâm cỗ cúng Tết trên bàn thờ gia tiên, sau đó dành phục vụ đãi khách tới chúc Tết. Ở vùng Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình… nhiều làng, xã có tục lệ mâm cỗ Tết bắt buộc phải cúng bánh giầy.
Không giống như cỗ tiệc, cỗ đám, cỗ Tết thường không cần quá cầu kỳ về hình thức. Thế nhưng, chất lượng của nó thì luôn được chú trọng, bởi đây là cỗ Tết, thể hiện tấm lòng của con cháu dâng lên cúng tiên tổ, sau đó để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, chung vui.
Mâm cỗ ngày Tết ở mỗi vùng miền của nước ta dẫu có thể là khác nhau đôi chút về một số món ăn, khẩu vị, cách chế biến, cách bài trí… thế nhưng “lắng đọng” chung trong đó là hồn cốt của dân tộc và mong ước về một năm mới đủ đầy phát đạt.
Nguyễn Loan
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- mâm cỗ ngày Tết /
- cỗ Tết vùng miền /
- Ẩm thực /
- Tết /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025
DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang
DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”
DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt
DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...
Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử
DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố
DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...