Nếu trở thành F0, người lao động được nghỉ làm bao nhiêu ngày?

16:04 | 22/02/2022

DNTH: Nếu dương tính với Covid - 19, người lao động có thể được nghỉ làm theo 3 trường hợp: nghỉ hưởng chế độ ốm đau, nghỉ phép hằng năm và thoả thuận nghỉ không hưởng lương.

Đối với trường hợp nghỉ hưởng chế độ ốm đau, theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động bị mắc Covid - 19 mà có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì được giải quyết hưởng chế độ ốm đau. Thời gian hưởng chế độ sẽ được căn cứ theo giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện (tính cả thời gian bác sĩ chỉ định nghỉ thêm nếu có). Tuy nhiên, thời gian nghỉ sẽ bị giới hạn số ngày tối đa trong 01 năm.

Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường:

+ Đóng BHXH dưới 15 năm: nghỉ hưởng chế độ 30 ngày.

+ Đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 30 năm: nghỉ hưởng chế độ 40 ngày.

+ Đóng BHXH từ 30 năm trở lên: nghỉ hưởng chế độ 60 ngày.

Trường hợp làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:

+ Đóng BHXH dưới 15 năm: nghỉ hưởng chế độ 40 ngày.

+ Đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 30 năm: nghỉ hưởng chế độ 50 ngày.

+ Đóng BHXH từ 30 năm trở lên: nghỉ hưởng chế độ 70 ngày.

Bên cạnh đó, người lao động có thể nghỉ thêm nếu sau khi kết thúc thời gian nghỉ chế độ ốm đau và quay trở lại làm việc mà trong vòng 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa hồi phục. Theo Điều 29 Luật BHXH, thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng tối đa không quá 05 ngày/năm.

Đối với trường hợp nghỉ phép hằng năm, theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng thì được giải quyết số ngày phép như sau:

+ Đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường được nghỉ 12 ngày làm việc.

+ Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ 14 ngày làm việc.

+ Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ 16 ngày làm việc.

Hơn nữa, theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019, người lao động còn được tính thêm 1 ngày phép nếu làm việc từ đủ 5 năm trở lên cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu làm việc chưa đủ 12 tháng, người lao động sẽ được tính số ngày phép theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Đối với thoả thuận nghỉ không lương, theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, pháp luật không giới hạn thời gian nghỉ tối đa nên các bên có thể tự thỏa thuận với nhau nhưng buộc phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quy định mới điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

DNTH: Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 28/2/2025.

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc cho cán bộ, công chức

DNTH: Bộ Nội vụ đã hướng dẫn cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã. Có 3 khoản trợ cấp cần biết.

Bỏ phố về quê nuôi lợn, cô gái trẻ kiếm 700 triệu đồng trong 2 tháng

DNTH: Vì muốn ở gần cha mẹ, cô gái sinh năm 1997 quyết định nghỉ công việc mơ ước tại một hãng hàng không, trở về quê nuôi lợn.

Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

DNTH: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 14/2024/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Trường hợp được đi xe máy lên vỉa hè năm 2025, ai cũng nên biết

DNTH: Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2025 và quy trình nộp

DNTH: Khi thu nhập cá nhân tăng lên, vấn đề thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ngày càng được quan tâm. Năm 2025, sẽ có nhiều thay đổi về cách tính thuế TNCN theo quy định mới.

XEM THÊM TIN