Thứ ba, 21/03/2023, 18:19

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Phát triển thương hiệu Tài chính ngân hàng

Ngân hàng siết nợ nhiều công ty bất động sản

DNTH: Loạt doanh nghiệp bất động sản với dự án hàng trăm, nghìn tỷ bị ngân hàng siết nợ trong thời gian gần đây. Trong đó, mới đây có 2 doanh nghiệp lớn tại Quảng Ninh với nhiều dự án khu đô thị bị ngân hàng rao bán tài sản.

Mới đây, Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC) thông báo chào bán tài sản của Công ty TNHH Quan Minh.

Cụ thể MBAMC đang được ngân hàng MB giao nhiệm vụ thu hồi khoản nợ của Công ty TNHH Quan Minh (Công ty Quan Minh) phát sinh nợ quá hạn tại MB. Do công ty này không có khả năng trả nợ, MBAMC tiến hành xử lý bán tài sản thế chấp là phần vốn góp tại Công ty Quan Minh để thu nợ.

Cụ thể, phần vốn góp có giá trị 250 tỷ đồng, trong đó 225 tỷ đồng là phần vốn góp của ông Hoàng Văn Cường tương đương 90% vốn điều lệ công ty và 25 tỷ đồng của ông Hoàng Bá Dũng, tương đương tỷ lệ 10%.

Được biết, công ty Quan Minh là doanh nghiệp bất động sản tại Quảng Ninh, chủ đầu tư Dự án Khu dân cư đô thị Ocean Park tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Khu đô thị nằm trên khu đất rộng 41,8 ha, riêng đầu tư hạ tầng lên tới 391 tỷ đồng. Dự án được phê duyệt từ năm 2011 nhưng hiện bị chậm tiến độ. 

Thêm một "đại gia" bất động sản khác ở Quảng Ninh cũng bị VietinBank và Agribank siết nợ thời gian gần đây. Cụ thể, VietinBank rao bán khoản nợ hơn 60 tỷ đồng của Tập đoàn Xuân Lãm để thu hồi nợ vay, với giá khởi điểm gần 48 tỷ. Trong khi đó, Agribank cũng chào bán khoản nợ hơn 312 tỷ của công ty này.

Tập đoàn Xuân lãm là đơn vị được giao làm chủ đầu tư thực hiện ba dự án lớn ở TP. Uông Bí là: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư và dịch vụ thương mại tại phường Trưng Vương (11,1 ha); dự án khu đô thị tại phường Trưng Vương (23,57 ha); dự án Khu đô thị mới Chạp Khê, phường Nam Khê (37,4 ha).

Ngân hàng siết nợ nhiều công ty bất động sản
Ảnh minh họa

Loạt doanh nghiệp bất động sản khác với các dự án hàng trăm, nghìn tỷ cũng bị ngân hàng siết nợ trong thời gian gần đây.

Sacombank đang rao bán nhiều dự án bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có khoản nợ 596 tỷ đồng của Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phát, được thế chấp bằng 40 triệu cổ phiếu Công ty CP Bất động sản Đô Thành (DTR); khoản nợ 1.143 tỷ của Công ty TNHH Bất động sản Phước Trí, với tài sản đảm bảo là dự án 7.016m2 tại số 201-203 Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh).

Sacombank cũng đang rao bán khoản nợ 2.402 tỷ đồng của loạt Công ty Bất động sản Quang Vinh; Công ty Nam Đô Long và 3 cá nhân liên quan, với tài sản bảo đảm là 25,2 triệu cổ phần Công ty CP Dịch vụ Du lịch Quốc tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Vũng Tàu Intourco).

Ngoài ra, tại Sacombank còn có khoản nợ 1.217 tỷ của Công ty CP Tư vấn Đầu tư Bất động sản Minh Dương với tài sản đảm bảo là dự án chung cư 3.103m2 tại 212B/C79 Nguyễn Trãi (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh); khoản nợ 474 tỷ của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kim Kim Hoàn Mỹ được thế chấp bằng lô đất 21-23 Nguyễn Biểu (Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh)…

Còn tại BIDV, ngân hàng đang "mắc kẹt" với nhiều khoản nợ xấu của các công ty bất động sản. Trong đó, khoản nợ giá trị gần 500 tỷ của Công ty TNHH XD và KD Nhà Bách Giang, Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên đã được ngân hàng này rao bán rất nhiều lần. Trong lần rao bán gần đây nhất, khoản nợ được chào bán với giá khởi điểm hơn 252 tỷ đồng, tức chỉ bằng một nửa giá trị khoản nợ.

Tài sản đảm bảo khoản nợ gồm có quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thuộc Dự án KDC khu phố 4, Phường Phước Long A, Quận 9 (nay là TP Thủ Đức). Mặc dù đây là dự án địa ốc có vị trí ở khu vực nóng nhất thời gian qua liên quan đến hiệu ứng TP Thủ Đức, BIDV vẫn không thể phát mãi thành công. Theo giới chuyên môn, nguyên nhân là do đang vướng tranh chấp tài sản nhiều bên, bên ngân hàng khởi kiện còn có cả tranh chấp người dân mua nền đất theo hình thức góp vốn.

Copy Link

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán: Khi mọi giá trị bị đảo lộn

Thị trường chứng khoán: Khi mọi giá trị bị đảo lộn

DNTH: Không có một thống kê nào chỉ ra tỷ suất lợi nhuận giữa các nhóm nhà đầu tư trong năm 2021. "Càng liều càng giàu", "thị trường chỉ có 2 loại cổ phiếu là cổ phiếu lái và cổ phiếu giảm" cứ đu cổ phiếu hàng lái, cổ phiếu bất động sản là giàu.
Mobile Money là gì?

Mobile Money là gì?

Như Báo Hànộimới đã đưa tin, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 9-3-2021 phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Thời gian thí điểm trong 2 năm, tính từ ngày 9-3-2021. Vậy Mobile Money là gì và cách sử dụng như thế nào?
Ngân hàng giảm lãi suất: Mới chỉ "sóng" một chiều...

Ngân hàng giảm lãi suất: Mới chỉ "sóng" một chiều...

Trước và sau Tết nguyên đán, nhiều nhà băng đã công bố giảm lãi suất huy động, nhưng mới chỉ rục rịch kế hoạch giảm cho phía lãi vay.
Ông Vũ Bằng: Cơ hội để VN-Index vươn lên 1.300 -1.400 điểm trong năm 2021 là khó

Ông Vũ Bằng: Cơ hội để VN-Index vươn lên 1.300 -1.400 điểm trong năm...

DNTH: Ông Vũ Bằng - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đánh giá thị trường chứng khoán năm nay sẽ tốt hơn nhờ nhiều yếu tố tích cực. Năng lực xử lý dịch Covid-19 cao hơn giúp hồi phục nền kinh tế, là yếu tố rất quan trọng tác động đến thị trường chứng khoán toàn cầu.
Tương lai của ngân hàng là... doanh nghiệp công nghệ số

Tương lai của ngân hàng là... doanh nghiệp công nghệ số

Ngân hàng có thể trở thành công ty công nghệ bằng cách hợp tác với chính các công ty công nghệ, ví dụ như các doanh nghiệp viễn thông để tạo ra không gian tăng trưởng mới. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng gợi mở tầm nhìn với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBank) trong cuộc làm việc vừa qua.
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tài chính khu vực nông thôn

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tài chính khu vực nông thôn

DNTH: Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Khoa Tài chính (Học viện Ngân hàng), khu vực nông thôn - khu vực đầy tiềm năng ở một đất nước nông nghiệp như Việt Nam cho phát triển dịch vụ Fintech nhưng lại đang bị bỏ ngỏ, trong khi các sản phẩm dịch vụ tài chính được cung cấp khá đa dạng ở khu vực thành thị.
Mở ra cánh cửa tài chính để phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam

Mở ra cánh cửa tài chính để phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam

DNTH: Với mục tiêu tăng trưởng năng lượng tái tạo (NLTT) đạt khoảng 20% tổng công suất đặt năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn NLTT trong thời gian tới sẽ lên tới hàng chục tỷ USD. Do đó, tìm ra giải pháp huy động hiệu quả nguồn vốn từ khu vực tư nhân và đặc biệt là từ doanh nghiệp, định chế tài chính quốc tế sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu này.
Phát triển con người là chiến lược trọng tâm của SHB

Phát triển con người là chiến lược trọng tâm của SHB

DNTH: Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) luôn chú trọng đầu tư cho công tác quản trị và phát triển nhân tài.