Ngành dệt may và những cơ hội, thách thức trong thời gian tới

11:24 | 16/10/2023

DNTH: Giải pháp cấp thiết trước mắt đối với các doanh nghiệp ngành dệt may là tiếp tục bám sát và phát triển thị trường, trong đó tập trung tìm cơ hội từ thị trường Mỹ; đổi mới phương thức quản trị; nâng cao năng suất, trình độ, kỷ luật lao động; mạnh dạn chuyển đổi và sản xuất những mặt hàng mới…

Tại Hội nghị thảo luận phương hướng sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), ông Cao Hữu Hiếu - Tổng giám đốc Vinatex cho biết, xu hướng thị trường quý IV/2023, có những chuyển biến tích cực khi FED không tăng lãi suất trong tháng 9 mà lùi xuống cuối năm, thị trường Mỹ và Trung Quốc phục hồi tốt, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của 2 thị trường này đều trên 50 điểm (cao hơn mức dự báo); lạm phát EU tháng 9 giảm 4,3% và tháng 9/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 4,6% so cùng kỳ ​2022.

Về thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam, tháng 8/2023, đạt đỉnh 4,06 tỷ USD; đến tháng 9, tuy có giảm, nhưng xuất sang thị trường Mỹ và Trung Quốc tăng lần lượt 2% và 11% so cùng kỳ 2022; ngành khăn - gia dụng tiếp tục duy trì được lợi thế về giá nguyên liệu và thị trường đầu ra; ngành dệt - nhuộm không có nhiều thay đổi.

Ngành may, đa số đơn vị non tải trong quý IV/2023, nhưng có dấu hiệu khách hàng tăng cường trao đổi. ​Với ngành sợi, giá bông đưa vào sản xuất quý III và IV/2023 hiện đã tiệm cận giá thị trường và ở mức thấp hơn so 6 tháng đầu năm, giúp ngành sợi có hiệu quả hơn.

222-1697429261
Ảnh minh họa.

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex nhấn mạnh, tổng thể thị trường 2024 có nhiều khả năng cải thiện nhu cầu hơn 2023, tuy nhiên mức độ cải thiện nhỏ; tổng cầu 2024, dự kiến vẫn thấp hơn 2022 từ 5 - 7%; xu thế giảm số lượng hàng hóa để chuẩn bị dần cho việc có khả năng áp dụng EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất); đơn giá có thể tăng hơn trên nền số lượng giảm và yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn phi tài chính khác cao lên; ngành sợi có thể có những diễn biến bất ngờ do áp dụng chính sách chặt chẽ hơn với sản phẩm có lao động cưỡng bức.

Chủ tịch HĐQT Vinatex nhận định, Việt Nam có những thuận lợi như xu thế điều chỉnh VND yếu đi để hỗ trợ xuất khẩu sau 1 năm giảm sút, lãi suất quay về mức trước dịch bệnh, các quốc gia cạnh tranh đã giảm mạnh đồng nội tệ 2 năm 2022, 2023 nên còn ít dư địa và chính sách miễn giảm thuế phí của Nhà nước có thể được kéo dài trong năm 2024.

Dự báo, những rủi ro trong năm 2024 như bất ổn chính trị, xung đột vũ trang ở các khu vực có nguy cơ lan rộng; chiến tranh có thể gây ra những biến động kinh tế không dự báo được; tín hiệu phục hồi bền vững ở cả Mỹ, EU, Nhật Bản đều chưa rõ ràng; thời gian áp dụng EPR và CBAM đến gần; nguồn gốc các loại nguyên liệu cho ngành may có thể có hàm lượng lao động cưỡng bức.

Ông Lê Tiến Trường cũng chỉ ra những cơ hội mới như dịch chuyển nguồn Sourcing sợi từ Trung Quốc, FDI tăng cường sản xuất vải ở Việt Nam từ sợi trong nước; các sản phẩm chuyên dụng, cao cấp, kể cả nguồn nguyên liệu cao cấp dự báo khả năng tăng trưởng theo thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và thị trường nội địa; về tăng trưởng theo nhóm hàng là sơ mi, quần âu, jacket, suite, hàng dệt kim; về giá gia công, giá làm hàng FOB và các yêu cầu mới, hành vi mới của khách hàng.

Chủ tịch Vinatex đưa ra 3 kịch bản dự báo kim ngạch xuất khẩu, kịch bản ngành sợi, may và đề nghị đơn vị xác định hướng xây dựng kế hoạch năm 2024 với ngành may tăng trưởng doanh thu từ 3 đến 5%, lợi nhuận từ 85 - 100% so 2023; ngành sợi xây dựng tăng 10% so 2023, do tỷ lệ huy động thiết bị tăng lên trên nền giá bông dự báo từ 2,5 - 2,6 USD/kg.

Để thực hiện kế hoạch sản xuất, các doanh nghiệp, đơn vị thuộc ngành may cần tiếp cận khách hàng với sản phẩm đặc thù mới, nâng cao năng suất lao động, linh hoạt bố trí sản xuất, cơ cấu lại hệ thống sản xuất, hạn chế mở rộng để tái cấu trúc sản xuất; ngành sợi dự báo tần suất cao hơn cho đơn vị, hợp lực tài chính, cải thiện chất lượng liên tục, phấn đấu tạo ra những sản phẩm khác biệt… trong quá trình thực hiện, tập đoàn sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc.

Theo lãnh đạo các đơn vị trong ngành, khó khăn sẽ còn kéo dài đến năm 2024, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm. Giải pháp cấp thiết trước mắt là tiếp tục bám sát và phát triển thị trường, trong đó tập trung tìm cơ hội từ thị trường Mỹ; đổi mới phương thức quản trị; nâng cao năng suất, trình độ, kỷ luật lao động; mạnh dạn chuyển đổi và sản xuất những mặt hàng mới…

Theo Thương hiệu Công luận

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Gần 100 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Thang máy quốc tế Việt Nam 2024

Từ ngày 14 - 16/11, Triển lãm thang máy Quốc tế Việt Nam năm 2024 sẽ được diễn ra tại Trung tâm triển lãm Quốc tế (I.C.E Hanoi) số 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai chuyển giao cho Tập đoàn Mường Thanh

DNTH: Không còn là tin đồn, Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa chính thức chuyển giao cho Tập đoàn Mường Thanh.

Phát hiện sản phẩm xử lý môi trường và thức ăn thuỷ sản của Công ty Phát triển kỹ thuật Châu Âu là hàng giả

DNTH: Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phát hiện nhiều sản phẩm xử lý môi trường, thức ăn thuỷ sản của Công ty TNHH MTV Phát triển kỹ thuật Châu Âu là giả.

Hậu Giang: Phát hiện lô thức ăn hỗn hợp cho heo Thần Nông 107 giả về giá trị sử dụng

DNTH: Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phát hiện lô Thức ăn hỗn hợp dùng cho heo thịt từ 30 – 60kg Thần Nông 107 của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Thiên Long là giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Hải Phòng: Kiểm tra, xử lý nghiêm các cửa hàng xăng dầu không đủ điều kiện kinh doanh

DNTH: Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng Lê Anh Quân vừa có Văn bản chỉ đạo về kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố không đủ điều kiện nhưng vẫn hoạt động.

Buôn bán phân bón giả, một hộ kinh doanh bị phạt 44 triệu đồng

DNTH: Chủ tịch UBND huyện Trà Ôn ký ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 44 triệu đồng đối với hộ kinh doanh 30 bao phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và vi phạm về nhãn hàng hóa.

XEM THÊM TIN