Ngành Giáo dục và Đào tạo khởi động nhiều việc lớn trong năm 2025
08:26 | 07/01/2025
DNTH: Ngày 6/1, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thuận lợi đầu tiên đó là sự gia tăng mối quan tâm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội đối với ngành Giáo dục, thể hiện qua việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ban hành Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Theo Bộ trưởng, Kết luận số 91-KL/TW định hướng các việc của ngành trong tương lai vừa mang tầm vĩ mô, vừa thuận cho triển khai. Ngoài ra, trong giai đoạn phát triển bứt phá của đất nước, vai trò của nhân lực ngày càng được bàn đến nhiều hơn, tầm quan trọng của vấn đề đào tạo nhân lực chất lượng cao ngày càng được nhìn nhận nhiều hơn; chiến lược đào tạo nhân lực cho các ngành công nghệ cao, công nghệ bán dẫn được triển khai… là thuận lợi cho ngành.
Một số thuận lợi liên quan đến đội ngũ nhà giáo được Bộ trưởng đề cập như: Việc điều chỉnh mức lương cơ bản thời gian qua, trong đó đối tượng lớn được thụ hưởng đang công tác trong Giáo dục. Việc được tiếp tục phân bổ, sử dụng hơn 65.000 biên chế giáo viên. Nhiều địa phương dù còn khó khăn vẫn dành nguồn ngân sách đáng kể cho giáo dục, thể hiện quyết tâm đầu tư cho giáo dục…
Đề cập về một số kết quả nổi bật, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, năm 2024, ngành Giáo dục hoàn thành được nhiều nhiệm vụ lớn không đợi đến hết kế hoạch 5 năm. Trong đó, có việc tổng kết Nghị quyết 29-NQ/TW và đề xuất chính sách mới; hoàn thiện, ban hành Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; hoàn tất chu trình đổi mới giáo dục phổ thông; hoàn thành quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, quy hoạch hệ thống trường chuyên biệt. Cùng đó, xây dựng được nhiều đề án, chương trình, dự án sẽ chuẩn bị khởi động vào năm 2025; chuẩn bị cho Chương trình giáo dục mầm non mới…
Năm 2024 cũng cho thấy tinh thần đoàn kết, nhất trí, tính thống nhất, thực chất của toàn ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ. Các đơn vị, cục, vụ có nhiều nỗ lực trong biên soạn, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cải thiện về cả chất lượng và tốc độ. Cơ sở giáo dục đại học thể hiện sự nhanh nhạy, năng động, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Cơ sở giáo dục phổ thông tích cực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhìn nhận một số việc cần làm tốt hơn, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; giải ngân đầu tư công và nhiều công việc lớn sẽ khởi động từ năm 2025.
Theo Bộ trưởng, 2025 dù chưa phải năm khởi đầu kế hoạch 5 năm giai đoạn mới, nhưng với ngành Giáo dục lại là thời điểm khởi động nhiều việc lớn. Đơn cử như triển khai Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, quy hoạch hệ thống trường chuyên biệt. Nếu Luật Nhà giáo được thông qua, 2025 sẽ là năm bắt đầu triển khai thực thi luật này.
Cũng năm 2025, ngành Giáo dục bắt tay chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục mầm non mới theo Nghị quyết của Quốc hội; tổng kết và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời, triển khai các chương trình, đề án, dự án lớn quy mô toàn ngành…
Bộ trưởng lưu ý một số công việc trọng tâm triển khai trong năm 2025. Trong đó có việc tận dụng cơ hội về mặt đầu tư từ các nguồn khác nhau; chuẩn bị tốt các đề án phát triển đơn vị theo các nghị quyết vùng; triển khai thực hiện tốt các quy hoạch; đặc biệt là triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2024, công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo, điều hành của Bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đã được rà soát, tích hợp với các nội dung, công việc đang triển khai của Bộ, của ngành và đã đạt được một số kết quả nổi bật.
Với giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục mầm non mới được tập trung nghiên cứu xây dựng; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện có hiệu quả, chất lượng Chương trình giáo dục mầm non hiện hành; xây dựng hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình giáo dục mầm non và Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Chương trình giáo dục thường xuyên mới được tích cực triển khai theo lộ trình. Hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12, sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số cấp Tiểu học đối với 8 thứ tiếng và tài liệu giáo dục địa phương cơ bản bảo đảm chất lượng, tiến độ. Chất lượng giáo dục phổ thông có bước tiến bộ, học sinh phổ thông tham dự các kỳ thi khoa học kỹ thuật, Olympic khu vực và quốc tế tiếp tục đạt thành tích cao.
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024 được tổ chức thành công, đảm bảo nghiêm túc và an toàn. Công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 được chú trọng.
Phong trào xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời được quan tâm triển khai. Đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao có bước phát triển, trong đó tập trung ưu tiên các ngành phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong bối cảnh mới. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học ngày càng được chú trọng. Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục được xếp hạng cao, tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được quan tâm phát triển về số lượng và chất lượng. Công tác giáo dục thể chất, y tế trường học; công tác giáo dục quốc phòng và an ninh; bảo đảm an toàn trường học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh được triển khai hiệu quả. Hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường chuyển đổi số và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trong giáo dục - đào tạo.
Nam Khánh
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- quản lý giáo dục /
- giáo dục mầm non /
- đội ngũ giáo viên /
- Đổi mới giáo dục /
- giáo dục và đào tạo /
- giáo dục đại học /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị
DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

Tết Hàn thực, nét văn hoá độc đáo của người Việt
DNTH: Tết Hàn Thực, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Tết hàn thực mang đậm bản sắc dân tộc với những ý nghĩa riêng biệt gắn liền với văn hóa...

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025
DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang
DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”
DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt
DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...