Ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh phục hồi mạnh
17:20 | 04/03/2025
DNTH: Cơn bão số 3 năm 2024 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, đặc biệt là các hộ nuôi lồng bè trên biển.
Ước tính tổng thiệt hại lên tới gần 4.000 tỷ đồng, với hàng nghìn cơ sở nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, tổn thất hàng chục nghìn tấn cá và nhuyễn thể các loại. Sau bão, các hợp tác xã, hộ nuôi trồng thủy sản nhanh chóng tái thiết, khôi phục hoạt động sản xuất, đến nay, diện tích nuôi, sản lượng đã đạt tiệm cận so với trước bão.

Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh có sức tàn phá khủng khiếp khiến các lồng, bè nuôi trồng thủy sản trên biển bị sóng đánh tan tành. Nhiều hộ mất trắng toàn bộ tài sản; trong đó có số lượng cá, rong sụn, dàn hàu sữa đang chuẩn bị thu hoạch nên thiệt hại càng lớn. Nhưng tới nay, hệ thống lồng bè của các hộ nuôi trồng thủy sản đã cơ bản được khôi phục, tái thiết sản xuất sau bão.
Anh Lê Đức Mạnh, phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, trước bão gia đình có 10 ô lồng bè tuy nhiên bị bão đánh hỏng hết, giờ gia đình khắc phục dần cũng tạm ổn và chờ ngân hàng giải ngân cho vay để mua giống hàu thả cho vụ năm 2025.
Cùng với huyện Cô Tô, thị xã Quảng Yên, thành phố Cẩm Phả, Hạ Long, Vân Đồn là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất về thủy sản do bão số 3, ước tính tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn huyện Vân Đồn đến kỳ thu hoạch bị thiệt hại khoảng 32.000 tấn, cùng hàng chục nghìn tấn hàu, cá mới thả giống, tổng giá trị thiệt hại ước tính hơn 2.200 tỷ đồng. Đến nay, các ngư dân đã nhanh chóng tái thiết hoạt động nuôi trồng thủy sản. Hiện, diện tích nuôi trồng thủy sản được khôi phục sau bão là trên 3.500 ha. Sản lượng thủy sản ước đạt 4.670 tấn; trong đó sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 1.650 tấn, sản lượng nuôi trồng ước đạt 3.020 tấn. Bên cạnh đó, đến nay người dân đã khôi phục, sửa chữa xong trên 6.400 ô lồng nuôi cá, khôi phục làm giàn trên 5.400 ha, xuống giống trên 2.669 ha.
Anh Bùi Viết Bình, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cho biết, bão số 3 đổ bộ khiến gia đình mất trắng hoàn toàn gần 6.000m2 nuôi thủy sản. Sau bão gia đình khắc phục và khôi phục dần lại, được huyện Vân Đồn giao mặt biển 4.500 m2, gia đình đã đầu tư 20 ô bè và xuống giống nuôi cá song, cá chim để kịp cho vụ 2025.
Đến nay, sau 6 tháng bão số 3 đi qua, hoạt động nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Quảng Ninh đã được khôi phục trở lại. Diện tích nuôi nội địa toàn tỉnh là hơn 32.000 ha; trong đó nuôi biển là khoảng 10.200 ha, các hộ tập trung vào nuôi tôm thẻ chân trắng, cá song, cá vược, hàu nhằm bù đắp thiệt hại giá trị thủy sản của ngành. Các hộ được cấp phép mặt nước để nuôi trồng thủy sản trên biển là 470 hộ, với diện tích là 288 ha; đồng thời giao tạm cho 1.208 hộ với diện tích 8.588 ha trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, các hộ dân khác cũng đang dần hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để khôi phục diện tích nuôi đưa ngành nuôi trồng thủy sản phục hồi trở lại.
Trước những ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn, cả hệ thống chính trị, các cấp Hội trong tỉnh đã đồng lòng, chung tay, chung sức cùng khắc phục hậu quả thiệt hại, đặc biệt chú trọng đến hội viên nông dân bị thiệt hại nặng. Các giải pháp hỗ trợ động viên người dân, san sẻ một phần chi phí cho người dân thực hiện khắc phục sau bão là động lực quan trọng để ngành nuôi trồng thuỷ sản khôi phục và tiếp tục phát triển.
Ông Phan Thanh Nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết, diện tích nuôi trồng bây giờ đã đảm bảo bài bản hơn trước đây. Các vị trí nuôi đảm bảo trong quy hoạch, quy trình, kỹ thuật nuôi được xét duyệt đầy đủ và sử dụng vật liệu nuôi bền vững có sức chống chọi với môi trường. Và diện tích nuôi đã tiệm cận lại với diện tích trước bão. Xác định năm 2025 là năm phục hồi mạnh mẽ ngành thủy sản, tỉnh tập trung cấp phép và giao mặt nước nuôi trồng thủy sản và các sở, ngành tập trung vào hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng các dự án đầu tư, xây dựng quy trình nuôi, chọn loại nuôi phù hợp với quy định, bền vững. Bên cạnh đó cũng thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp lớn để xây dựng các mô hình nuôi công nghiệp xây dựng chuỗi liên kết hướng tới xuất khẩu đảm bảo bền vững cho ngành thủy sản. Tỉnh cũng sẽ xây dựng các cơ chế hỗ trợ vốn, vật liệu nuôi trồng bền vững, giống, công nghệ kỹ thuật nuôi.
Ngành nông nghiệp Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng lĩnh vực thủy sản sẽ đạt từ 6 đến 8% trong năm 2025, tổng sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 175.000 tấn, tăng 5,4% so với năm 2024; đồng thời phấn đấu đưa sản lượng nuôi tôm chiếm tối thiểu trên 25% tổng sản lượng thủy sản nuôi toàn tỉnh. Về nuôi biển, tập trung phối hợp với các địa phương sắp xếp lại theo đề án, phương án được phê duyệt, phấn đấu trước ngày 15/3 hoàn thành quy hoạch vùng nuôi tập trung, vùng nuôi phân tán trên địa bàn và hoàn thành giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/nganh-nuoi-trong-thuy-san-quang-ninh-phuc-hoi-manh-20250304121614694.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- phục hồi /
- thủy sản /
- Quảng Ninh /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Thông tin mới nhất về tình hình đàm phán thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ
DNTH: Việt Nam thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại cân bằng bền vững với Hoa Kỳ trên tinh thần hiệu quả, thẳng thắn, xây dựng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và mang lại kết quả lợi ích cho cả hai bên.

Quảng Ninh: Triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh hiện đại, hiệu quả
DNTH: Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái đang thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc).

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững
DNTH: Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ...

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của kinh tế tư nhân
DNTH: Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đang ngày đêm dấn thân, nỗ lực đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng
DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.

Vụ mùa vải thiều 2025: Bội thu và kỳ vọng bứt phá thị trường
DNTH: Vụ vải thiều năm 2025 đang hứa hẹn một mùa bội thu, với sản lượng dự kiến đạt khoảng 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024 .
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...