Ngày vía Thần Tài là ngày nào? Nên và không nên làm gì trong ngày này để được may mắn

11:43 | 09/02/2022

DNTH: Năm nay, tháng Giêng sẽ có ngày trùng với tháng 2 dương lịch, do đó ngày vía Thần Tài năm 2022 rơi vào ngày 10/02, tức ngày 10 tháng Giêng âm lịch.

Theo lịch âm dương, ngày vía Thần Tài rơi vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Vào ngày này, những người làm ăn, buôn bán thường sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài và mua vàng ngày vía Thần Tài để cầu may, mong 1 năm buôn may bán đắt.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày vía Thần Tài

Theo những sự tích và lưu truyền lại từ rất lâu về trước, Thần Tài là vị Thần cai quản tiền tài, quan lộc ở trên trời. Được coi là một vị Thần có danh tiếng ngút trời.

Chuyện kể rằng, trong một lần đi chơi uống rượu, Thần tài say quá nên rơi xuống trần gian. Khi Thần tài vào nhà nào xin ăn thì nhà đó giàu có, buôn may bán đắt… đến ngày 10 tháng Giêng thì Thần tài bay về trời.

Để tưởng nhớ ngài, mọi người chọn ngày này là ngày vía Thần tài để thờ cúng vật phẩm và mua vàng để cầu tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm, đặc biệt là ở những gia đình kinh doanh, buôn bán.

Với những người làm kinh doanh như doanh nhân, buôn bán rất coi trọng thờ thần tài đặc biệt là ngày vía Thần Tài.

Mua vàng ngày vía Thần Tài để cầu may mắn

Ngày này, ngày vía Thần Tài không còn đơn thuần là ngày để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài, mà còn là ngày với mong muốn được “đổi vía” – khi có vía của vị Thần tài lộc sẽ đem đến cho gia chủ một năm mới đến thật sung túc và bình an.

Cũng theo truyền thống văn hóa trong dân gian, vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm, mọi nhà sẽ rộn ràng đi sắm đồ lễ cúng với mong muốn lấy vía Thần Tài để cầu làm ăn buôn bán, kinh doanh được thuận lợi, suôn sẻ.

Một trong những thói quen của người dân Việt mỗi khi đến ngày 10 tháng Giêng âm lịch chính là đi mua vàng để thể hiện mong muốn được “buôn may bán đắt”.

Việc mua vàng trong ngày này đã gần như trở thành phong tục không thể thiếu và cũng có thể dễ dàng hiểu bởi lẽ vàng chính là biểu tượng, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.

Trên hết người ta còn cho rằng khi mùa vàng và cất trữ vàng vào két sắt, hoặc ví hoặc những nơi mang theo người sẽ mang đến điều may mắn, tài lộc sung túc cả năm tới gia chủ.

Điều nên làm trong ngày vía Thần Tài 2022

Lau dọn bàn thờ Thần Tài

Theo phong tục, vào ngày này những người kinh doanh thường làm lễ để đón thần tài về công ty, địa điểm kinh doanh hoặc nơi làm việc của mình. Bàn thờ thần tài cần được lau dọn sạch sẽ, sắp xếp lại cho gọn gàng ngăn nắp.

Hãy chuẩn bị một chiếc thau nhỏ chỉ dùng để tẩy uế, dùng nước sạch có pha chút rượu hoặc nước lá bưởi để lau rửa tượng Thần Tài và tượng Ông Địa.

Từ sớm ngày 10 tháng Giêng, nên mở rộng các cửa trong nhà, đặc biệt là cửa chính để đón tài lộc vào nhà. Sau khi thắp hương xong, muối gạo được cất đi, còn nước thì hắt từ bên ngoài vào trong nhà mình. Mục đích là lộc tài chỉ đi vào nhà chứ không đi ra, giữ nguyên tài lộc.

Chuẩn bị đồ cúng

Sau khi lau dọn xong bạn nên chuẩn bị đồ cúng Thần Tài. Trong ngày vía Thần Tài nên cúng mặn như lợn quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày…

Theo quan niệm dân gian thì thần tài thích những món như cua biển, lợn quay và chuối chín. Người dân một số địa phương còn mua cá lóc nướng hay thịt quay. Người miền Nam cúng còn có thêm đĩa tam sên (gồm thịt heo luộc, trứng luộc và tôm luộc).

Bên cạnh đó, cũng nên chuẩn bị khay vàng giấy, hai cây đèn nhỏ để hai bên bát hương và một khay nước gồm 2 chén rượu và 3 cốc nước.

Mua vàng và đồ phong thủy

Theo quan niệm dân gian, mua vàng vào ngày vía Thần Tài sẽ được tài lộc, may mắn cả năm. Do đó, cứ tới ngày này, rất nhiều người, đặc biệt là những người làm ăn buôn bán sẽ đi mua vàng, vừa để tích trữ trong nhà, vừa để cầu cho cả năm được rủng rỉnh về tiền bạc.

Vàng được mua vào dịp này có rất nhiều loại để cân nhắc có thể là nhẫn vàng, vàng trang sức, vàng chỉ, vàng miếng...

Không chỉ vậy, thời gian gần đây nhiều người còn đi "săn" những miếng vàng tạo dáng con giáp tương ứng của năm đó. Chính vì vậy, vào năm Nhâm Dần 2022, nhiều người từ sớm đã tìm kiếm hổ vàng để mua vào ngày vía Thần Tài, tượng trưng cho cả năm dũng mãnh, bản lĩnh, vượt qua khó khăn phát tài lộc.

Bên cạnh phong tục mua vàng vào ngày vía Thần Tài thì nhiều người mua đồ phong thủy về để trưng trong nhà hoặc biếu tặng như đá phong thuỷ, cóc ngậm tiền,…

Những điều kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài 2022

Bàn thờ Thần Tài phải được bố trí gọn gàng, không bài xếp lộn xộn, bày biện quá nhiều thứ vừa gây rối mắt mà không thể hiện được sự thành tâm.

Bàn thờ Thần Tài được đặt dưới đất nhưng phải là tại nơi sạch sẽ, trang nghiêm để hướng ra cửa chính hoặc gần với cửa chính. Tuyệt đối không đặt bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm hay nhà bếp.

Hoa cúng Thần Tài không nên dùng hoa giả. Cần mua hoa tươi, có nụ; quả tươi ngon.

Không nên dùng đèn nháy hay bóng đèn điện thay cho đèn dầu, nến vì người ta cho rằng dùng bóng đèn điện có thể sinh ra những trường khí không tốt, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Không nên ăn mặc xuề xòa, luộm thuộm. Trang phục không cần đẹp, đắt tiền nhưng cần phải sạch sẽ, gọn gàng. Cần thể hiện thái độ kính cẩn khi làm lễ.

Nên làm lễ cũng ở nơi kinh doanh chứ không nên làm lễ tại đền, chùa.

Trong ngày vía Thần Tài - ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần, các khung giờ dưới đây được coi là đẹp, linh thiêng để tiến hành nghi lễ cúng vía Tài Thần.

5h - 7h, giờ Đinh Mão, tức giờ Ngọc Đường hoàng đạo. Giờ Ngọc Đường có sao Thiếu Vi và sao Thiên Khai đồng ngự. Đây là 2 tinh tú chủ về công danh và phú quý. Giờ Ngọc Đường thích hợp tiến hành cúng lễ cầu tài lộc, kiếm tìm, gây dựng hoặc triển khai sự nghiệp.

15h - 17h, giờ Nhâm Thân, tức giờ Thanh Long hoàng đạo. Đây là giờ thuộc khung của sao Thiên Ất, là giờ vạn sự có thành, thích hợp làm bất cứ công việc gì.

17h - 19h, giờ Quý Dậu, tức giờ Minh Đường hoàng đạo. Khung giờ này có sao ngự trị là Minh Phổ và Quý Nhân, giờ này thích hợp đi cầu người giúp đỡ sẽ thành.

 

Bài chỉ mang tính chất tham khảo!

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị

DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

Tết Hàn thực, nét văn hoá độc đáo của người Việt

DNTH: Tết Hàn Thực, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Tết hàn thực mang đậm bản sắc dân tộc với những ý nghĩa riêng biệt gắn liền với văn hóa...

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

XEM THÊM TIN