Nghệ An: Đến 2024 người dân giám sát, bảo vệ rừng bằng ứng dụng phần mềm Terra -I

15:55 | 14/03/2021

DNTH: Đây là quyết tâm của tỉnh Nghệ An, địa phương có diện tích rừng, và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước, với 1.160.242 ha. Bằng việc triển khai dự án “ Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở ( CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+”, của SởNN&PTNT tỉnh Nghệ An và Trung tâm môi trường và tài nguyên sinh học. Quang trọng nhất là cài phần mền bản đồ viễn thám vệ tinh giám sát, bảo vệ rừng bằng công cụ Terra -I vào điện thoại thông minh.

Dự án “ Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở ( CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+”. Được tỉnh Nghệ An triển khai từ năm 2018, sau gần 3 năm triển khai thí điểm ở 2 huyện miền núi, biên giới có diện tích rừng, đất lâm nghiệp lớn nhất là Tương Dương, và Kỳ Sơn nó đã cho thấy kết quả nhất định, khi các tổ chức xã hội như hội đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh ở cấp xã, cấp bản được ứng dụng bản đồ Terra –I vào trong thực tế quản lý rừng của địa phương mình.Dự án “ Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở ( CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+”. Được tỉnh Nghệ An triển khai từ năm 2018, sau gần 3 năm triển khai thí điểm ở 2 huyện miền núi, biên giới có diện tích rừng, đất lâm nghiệp lớn nhất là Tương Dương, và Kỳ Sơn nó đã cho thấy kết quả nhất định, khi các tổ chức xã hội như hội đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh ở cấp xã, cấp bản được ứng dụng bản đồ Terra –I vào trong thực tế quản lý rừng của địa phương mình.

Tập huấn cho các tổ chức xã hội, bà con nhân dân ở xã Tam Quang - Tương Dương - Nghệ An

Anh Quang Văn Dũng, trưởng bản Quang Thịnh xã Tam Đình huyện Tương Dương cho hay: “Tôi thấy sử dụng phần mềm Terra-I này rất dễ và tiện tích. Chỉ cần cài vào điện thoại của mình thì có thể kiểm tra được chỗ nào rừng bị mất, hoặc rừng được trồng mới. Ban quản lý bản chúng tôi cũng đỡ vất vả hơn trong việc tuần tra bảo vệ rừng của đơn vị mình, vì ở đâu có mạng internet thì mình có thể kiểm tra trong bản đồ là nó sẽ thấy, hoặc tự động báo về.”

Còn đối với ông Kha Văn Tuấn – Phó chủ tịch UBND xã Tam Thái thì nhận định rằng : “ Ở xã Tam Thái tôi phụ trách mảnh nông – lâm – nghiệp, nên được tập huấn và được truyền tải ứng dụng phần mềm này tôi thấy thật sự rất là hay. Vì phần mềm này còn hướng dẫn cách sử dụng: Định vị điểm mất rừng bằng google maps; Kiểm chứng trong phòng bằng google earth; Sử dụng GPS định vị tại điểm khảo sát; Chụp ảnh tại điểm khảo sát; Sử dụng phiếu thực địa; Sử dụng website Terra-i Việt Nam. Và những tính năng bổ trợ của phần mềm hệ thống trắc biến động cho chủ rừng, người quản lý rừng, các cơ quan chức năng, khi phát hiện điểm mất rừng, trong phạm vi nhất định. Đúng là rất hiểu quả. 

 

Từ công nghệ Terra-I đã phát hiện điểm mất rừng do người dân làm nương ngô ở bản Quang Thịnh xã Tam Đình.

 Dự án“ Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở ( CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+”, do Liên minh châu Âu ( EU) tài trợ, thông qua Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (SFMI) cùng Trung tâm môi trường và Tài nguyên sinh học (CEBR) thực hiện tại 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An. Mỗi năm triển khai từ 1- 2 lớp tập huấn cho các xã, các thôn bản của huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Với sự tham gia giảng dạy của nhiều chuyên gia nước ngoài và các nhà khoa học của Việt Nam đến từ các trung tâm như Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT), Khoa lâm nghiệp Đại Học Vinh, hay chuyên gia kỹ thuật lâm nghiệp của Sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An. Bà Đào Thị Minh Châu – Phó giám đốc dự án “ Tăng cường sự tham gia các tổ chức xã hội trong giám sát chương trình REDD+ ở Việt Nam” cho hay: “ Cứ mỗi kỳ tập huấn triển khai như vậy chúng tôi mời từ 40-43 người trở lên. Đối tượng hướng đến của chúng tôi khi triển khai dự án này không chỉ dành riêng cho những người làm lâm nghiệp, hoặc các lược lượng bảo vệ rừng như Kiểm Lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ, mà là các tổ chức xã hội, những người ít tham gia vào công tác bảo vệ rừng. Với mục đích đó, chúng tôi đã giới thiệu về thiết kế và công nghệ sử dụng công cụ Terra-I, cách cài đặt, và sử dụng cho họ. Do đó từ hệ thống Terra-I họ sẽ phát hiện các thay đổi rừng gần với thời gian thực bằng cách sử dụng dữ liệu hoàn toàn có sẵn miễn phí, nó không đòi hỏi nhiều từ người dùng, Dữ liệu về thay đổi rừng được cập nhật 16 ngày một lần. Với xu hướng của các cuộc cách mạng 4.0, các tổ chức xã hội cũng như cộng đồng địa phương đã rất hào hứng tìm hiểu cách sử dụng công cụ Terra-I để xác định vị trí phá rừng bằng điện thoại và thực hành từng bước cách sử dụng nó trong thực tế hàng ngày đối với việc giám sát rừng của từng địa phương và thôn bản. Ông Nguyễn Hữu Hiến – Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương đánh giá: Tương Dương chúng tôi là huyện có diện tích rừng lớn nhất của tỉnh Nghệ An 222.539 ha, độ che phủ rừng đạt 79,26 ha. Công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp không ít khó khăn cho các lực lượng chức năng về địa hình hiểm trợ. Do đó khi tỉnh Nghệ An đưa ứng dụng hệ thống Terra-I này thực sự tôi thấy rất cần thiết, hữu ích và hiện đại. Vì từ đây trở đi tất cả mọi người dân, các tổ chức xã hội, và cả cộng đồng từ thôn bản cho đến huyện đều có thể tham gia vào công tác giám sát, và phát triển rừng.

Phần mềm Terre –I được cài vào điện thoại thông minh.

Còn ông Hoàng Văn Huynh, Hạt trưởng kiểm lâm huyện biên giới Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An cho biết thêm: “ Dự án này ứng dụng công cụ Terra-I vào thực sự là rất tốt. Trong năm 2020 vừa qua, riêng tôi  đã nhận được gần 17 tin báo từ người dân, cũng như các tổ chức xã hội ở các xã. Và khi an hem của Hạt vào kiểm tra xử lý đều đúng như tin báo. Việc triển khai dự án, áp dụng phần mềm và công cụ này, kết hợp với việc tuần tra bảo vệ rừng của chương trình số 230 mà huyện Kỳ Sơn ban hành đã hạn chế thấp nhất sự biến đổi của rừng ở địa phương chúng tôi. Do đó trong thời gian gần đây, công tác bảo vệ, giám sát, quản lý rừng ở Kỳ Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực”.

 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN