Triển lãm nghệ thuật gốm: "Linh thú thời nay"

Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước: "Một ngôi sao bay lạc nhưng toả sáng dị thường"

21:09 | 11/08/2023

DNTH: "Anh như ngôi sao bay lạc nhưng lại tỏa sáng dị thường" là chia sẻ của hoạ sĩ Nguyễn Trọng Đoan về Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước khi cuộc triển lãm "Linh thú thời nay" của anh đang được diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Khai mạc TL
Khai mạc Triển lãm nghệ thuật gốm "Linh thú thời nay".

Chiều ngày 10/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thành phố Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật "Linh thú thời nay" của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước - người con ưu tú của làng gốm Bát tràng.

Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước, sinh ra và lớn lên tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Hơn 30 năm rong ruổi khắp nơi từ Bắc chí Nam, anh đã chọn làng Gốm Bát Tràng để lập nghiệp. Cũng chính tại nơi đây, bằng tình yêu và lòng say mê với nghề gốm, anh đã sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo và làm mới nó theo cách riêng của mình.

Gặp gỡ anh rất nhiều lần tại tư gia, lắng nghe anh tâm sự về chuyện đời, chuyện nghề, về một thời trai trẻ rong ruổi, lang bạt nay đây, mai đó để mưu sinh vất vả là thế. Nhưng đọng trong câu chuyện ấy, không chỉ có sự vất vả, sự chân chất của một người làm nghề, mà có lẽ với tôi, chính là lòng nhiệt huyết cháy bỏng trong anh về nghề gốm, sự tự tôn dân tộc mình và tình yêu với mảnh đất Bát Tràng - một làng nghề gần nghìn năm tuổi.

z4593445442858_5a528dd4035110e9e7b4cd9d02b93653
Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước tại triển lãm gốm nghệ thuật "Linh thú thời nay".

Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước tâm sự: anh từng rất cô đơn trong nghề gốm này, bởi anh chưa qua một trường lớp đào tạo nào về nghề gốm. Thậm chí là không có tiền, không có bạn bè, và đôi khi còn bị người ta lừa chỉ vì tưởng mình là "kẻ khờ". Nhưng có lẽ, tổ nghề thương anh, thương một con người lam lũ chân chất ấy mà chọn anh đến với nghề, đến với làng Bát Tràng, dựng nghiệp và thành danh nơi đây.

"Năm tháng cuộc đời với chuỗi ngày phiêu bạt trên khắp nẻo miền quê, có lẽ tôi và nghiệp nghề đã thấu hiểu cho nhau. Tôi làm gốm từ khi còn thơ dại, bởi tháng Tám mùa thu khi trăng non còn chưa mọc, thì lũ trẻ chúng tôi đã hì hụi tự đắp cho mình những con linh thú không thể thiếu của đêm rằm, thế là từ đây hình tượng của sư tử, kỳ lân, đã bám chặt vào đời tôi như một duyên nợ. Quả là đất đã chọn người"! - đôi lời tự sự của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước.

Với hơn 30 năm lập nghiệp tại làng gốm Bát Tràng, người nghệ nhân ấy đã đi lên từ đôi bàn tay trắng và tài hoa. Đến nay, anh đã có nhiều cuộc triển lãm để đời của riêng mình và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong nghề. Hơn thế, anh còn để lại hình ảnh tốt đẹp trong lòng những người yêu gốm trên khắp mọi miền tổ quốc và vươn ra ngoài lãnh thổ.

Kỳ Lân Đình Đăng - Đồng bản Gốm đa sắc 140 x 70 cm 2011(Bài thi Nghệ Nhân Hà Nội)
Tác phẩm Kỳ Lân Đình Đăng - Đồng bản Gốm đa sắc. (Tác phẩm tham gia cuộc thi Nghệ nhân Hà Nội).

Các dòng sản phẩm chính mà anh đang theo đuổi là: linh vật; trang trí kiến trúc; tượng các nhân vật lịch sử, nhân vật anh hùng và một số tượng thờ khác. Và ở lĩnh vực nào, anh cũng đạt đến độ tinh xảo của nghề.

Tuy nhiên, trong sâu thẳm con người tài hoa ấy vẫn luôn ám ảnh: Về đâu: câu hỏi luôn bám chặt lấy đời tôi trong suốt cuộc đời làm thợ. Và tại sao...!!!

Một trong những tác phẩm đặc sắc tại triển lãm
Một trong những tác phẩm đặc sắc tại triển lãm "Linh thú thời nay" - Trứng nở: biết đâu nguồn cội.

Tại triển lãm nghệ thuật gốm "Linh thú thời nay" Nghệ nhân Ưu tú Tô Thanh Sơn đã có đôi lời chia sẻ: "Trần Nam Tước là một người khá kỹ tính về nghề, từ việc lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu nhất mang đi triển lãm, đến lựa chọn nơi triển lãm... tôi đánh giá rất cao về cách làm, cách nghĩ của Trần Nam Tước... ngày hôm nay, từ chính quyền xã, Hội Mỹ thuật Việt Nam và rất nhiều nghệ nhân tại làng gốm Bát Tràng, những người có uy tín... đã đến tham dự và chúc mừng. Đây là một thành công đáng mừng của anh. Những mẫu linh vật do Trần Nam Tước sáng tác được cách điệu rất nhiều dựa trên cốt mẫu xưa. Đơn cử như con nghê, không còn trầm mặc, nghiêm trang mà đã có nét tươi vui hơn, phù hợp với cuộc sống đương đại. Từ hoa văn trên mình nghê, đến đôi mắt, khuôn mặt rạng rỡ có sinh khí hơn; thể hiện sự tìm tòi sáng tạo của Trần Nam Tước sau nhiều năm làm nghề.

Thêm nữa, tình yêu gốm của Trần Nam Tước luôn truyền được lửa cho những người nghệ nhân, những người yêu mỹ thuật và những khách hàng của mình. Qua bàn tay, khối óc, anh đã thổi hồn được vào tác phẩm, xây dựng một dòng nghê rất Trần Nam Tước, rất đáng yêu, sinh động, mang hàm lượng văn hoá thuần Việt rất cao".

Nghê chầu - Đồng bản Gốm đa sắc 90 x 60 cm 2007. Hiện đang lưu giữ tại Đền Đô Lý Triều Bát Đế và nhà thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tác phẩm: Nghê chầu - Đồng bản Gốm đa sắc. Hiện đang lưu giữ tại đền Đô Lý Triều Bát Đế và nhà thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

"Nghê là biểu tượng linh thú, thường được bày ở hiên, đình, chùa, ngôi nhà cổ, khu văn hoá thuần Việt... đôi nghê của Trần Nam Tước làm ra luôn có những sự cách tân, sáng tạo, không hề lạc lõng, hay cóp nhặt, chắp vá mà luôn giữ được sự thuần khiết của văn hoá Việt. Mỹ thuật, hình khối, và men mầu trong từng tác phẩm của anh đạt được đến độ trân trọng của làng gốm" - Nghệ nhân Ưu tú Tô Thanh Sơn chia sẻ thêm.

Được biết, toàn bộ tác phẩm của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước tại cuộc triển lãm nghệ thuật gốm "Linh thú thời nay" đã được một nhà sưu tập nghệ thuật đặt mua bởi yêu thích và mến mộ tài năng của anh với mong muốn: gìn giữ lại cho đời những tác phẩm quý giá.

Hoạ sĩ Nguyễn Trọng Đoan đã dành những lời khen đặc biệt cho anh: "Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước là một ngôi sao bay lạc nhưng toả sáng dị thường. Nghệ nhân thì anh thừa nhiều tiêu chuẩn để được bình chọn. Tôi gọi Trần Nam Tước là nghệ sĩ vì tài năng và sự năng động cống hiến của anh, vượt trội hơn rất nhiều nghệ sĩ gốm khác được đào tạo cơ bản qua cấp bậc đại học mà tôi biết"!

Để hiểu hơn về người nghệ nhân tài hoa này, mời quý độc giả ghé thăm Triển lãm nghệ thuật gốm "Linh thú thời nay" tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội từ 10/8 - 20/8/2023 xem và thưởng lãm những tác phẩm của anh.

Các danh hiệu của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước.

2011: Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam

2012: Nghệ nhân Hà Nội

2019: Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam

2020: Nghệ nhân Ưu Tú

Giải Thưởng cá nhân

2010: Giải Nhất Nghề Gốm Cúp Thăng Long

2010: Giải Khuyến khích tác phẩm “Người con của rồng”

2010: Bộ Lân Nghê sản phẩm tiêu biểu Cúp Thăng Long

2018: Giải Khuyến khích Liên hiệp hội Văn học Việt Nam

2019: Giải Nhất Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc

2020: Giải B Mỹ thuật khu vực I

 

Đến nay các sản phẩm gốm của nghệ nhân Trần Nam Tước đã có mặt ở hầu khắp các di tích lịch sử trọng yếu nhất trong cả nước:

- Đền thờ các Vua Hùng.

- Đền thờ Vua Đinh.

- Đền thờ Vua Lê.

- Đền thờ các Vua nhà Lý.

- Đền thờ các Vua nhà Trần.

- Đền thờ các Vua nhà Hậu Lê.

- Đền thờ các Vua nhà Nguyễn...

Các sản phẩm gốm của Trần Nam Tước còn vượt sóng gió đại dương ra tận Trường Sa, góp mặt trong ngôi đền tâm linh của quân dân trên đảo - ’Hộ quốc tí dân‘’(Bảo vệ đất nước, che chở cho dân).

 

Qua những dòng tự thuật về cuộc đời Trần Nam Tước, cho ta thấy thành quả trong sự nghiệp của anh hội tụ bởi các yếu tố: Đạo đức - trí tuệ - nghị lực - trải nghiệm. Nhưng trên hết là khả năng tự học hỏi. Anh chắt chiu từng li kiến thức, thu được qua trải nghiệm cuộc sống để đưa vào tác phẩm. Và tất cả đều trụ vững trên nền tảng của truyền thống văn hóa dân tộc - nhà văn Hoàng Quốc Hải.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắc Ninh tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Đền Đô

DNTH: Trong khuôn khổ Lễ hội Đền Đô năm 2025 và kỷ niệm 1015 năm ngày đức vua Lý Thái Tổ đăng quang (1010–2025), bên cạnh các nghi lễ truyền thống còn có nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Chuỗi chương trình nghệ thuật Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

DNTH: Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm...

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - 'Rực rỡ sắc hoa vàng'

DNTH: Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - “Rực rỡ sắc hoa vàng” diễn ra từ 10 - 13/4 tại làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, tối 11/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức...

Cần bảo vệ, không để thất lạc, mai một di sản văn hóa

DNTH: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di...

Hơn 5 triệu lượt khách đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

DNTH: Tỉnh Phú Thọ đã đón hơn 5 triệu lượt khách trong 10 ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 triển khai quy mô với nhiều hoạt động ý nghĩa

DNTH: Tại tu viện Khánh An (Quận 12, TP.HCM), Tiểu ban Lễ hội văn hóa Phật giáo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã có buổi họp triển khai các nội dung, thống nhất công tác chuẩn bị.

XEM THÊM TIN