Nghệ thuật: Thắp sáng trái tim - tình yêu và niềm hy vọng
12:29 | 30/12/2021
DNTH: Khi thế giới vẫn đang chung tay chiến đấu chống lại sự lây lan của dịch bệnh Covid - 19, thì các nghệ sĩ cũng vào cuộc với những hoạt động thiết thực, như tưởng nhớ những người đã ra đi, đồng thời cổ vũ tri ân những người đứng ở tuyến đầu chống dịch. Chính từ những suy nghĩ nhân văn đó, triển lãm sắp đặt “tưởng niệm” của họa sĩ Doãn Hoàng Kiên ra đời.
Ý tưởng về “tưởng niệm” đến với hoạ sỹ Doãn Hoàng Kiên trong những ngày tháng anh lao động miệt mài một mình ở xưởng vẽ. Bên cạnh việc sáng tác trên giá vẽ, anh bắt đầu thắp những ngọn nến nhỏ sưởi ấm bập bùng trong không gian. Không biết tự bao giờ, những vỏ nến đã qua sử dụng chất chồng ở góc xưởng đã nhen nhóm khơi lên trong anh một hình dung ám ảnh. Đặc biệt là sau khi chứng kiến những ngày tháng đại dịch Covid - 19 tràn qua để lại bao tang thương, hàng ngàn trẻ em bỗng mồ côi, dịch bệnh cướp đi cả cha, mẹ và những người thân thiết ruột thịt của các em; những cuộc di cư lớn xảy ra trong hoàn cảnh không thể xót xa hơn. Vốn là một nghệ sĩ nhạy cảm, sáng tác nghệ thuật dựa trên những khắc khoải hiện sinh của lương tri, Doãn Hoàng Kiên thấy mình cần phải nói và muốn cất tiếng nói.
“Tưởng niệm” là một tổ hợp sắp đặt 36 mô - đun với hơn một nghìn ngọn nến. Khung của mỗi mô - đun được sơn hai màu trắng, đỏ của barie – một mô típ nghệ thuật mang thương hiệu Doãn Hoàng Kiên kể từ triển lãm “giới hạn - limits” của anh vào năm 2008. Tất cả các mô - đun hoàn toàn được anh thực hiện một mình trong xưởng vẽ, sau đó được sắp đặt ngoài không gian triển lãm với sự giúp đỡ của bè bạn anh.
Sau khi tham ra triển lãm, facebook Quy Pham chia sẻ, “những ngày đau thương nhất của đất nước đã qua. Tôi không còn xem những bản thống kê con số người mắc và tử vong của từng ngày nữa. Nhịp sống đã bắt đầu trở lại, tuy mới chỉ như những hành động cựa khẽ khàng của một cơ thể vừa qua cơn bạo bệnh nhưng ít nhiều đã mang đến những lạc quan hy vọng. Nhưng, vết thương ấy chưa liền miệng, cơn đau vẫn thi thoảng trở lại, nhắc nhớ về những số phận buộc phải dừng lại giữa chừng trong cuộc chiến tàn khốc vừa qua. Đúng - sai, hay - dở trong chiến lược ứng phó với dịch bệnh không là điều cần đề cập. Hôm nay và ở đây, tôi chỉ muốn nhớ tới những đồng bào xấu số của chúng ta, những người vĩnh viễn không còn cơ hội dự phần vào cuộc sống trên mặt đất này. Thời điểm tồi tệ nhất, tôi đã đau đớn viết rằng, không hiểu họ, chứng nhân và nạn nhân của đợt dịch tàn khốc này. Nhưng họ, những đồng bào của chúng ta ấy, xứng đáng được tưởng nhớ. Lương tri và trách nhiệm của một con người đòi hỏi chúng ta làm việc đó. Ở một chừng mực nào đó, họ cũng chính là chúng ta. Chết thay chúng ta. Chỉ là chúng ta may mắn hơn một chút thôi.
Sự tưởng nhớ ấy không nhất thiết phải to tát, lớn lao gì. Chỉ cần xuất phát từ chính cái tâm chân thành của chúng ta; mỗi người một cách; trong quan điểm và điều kiện của riêng mình. Hơn một nghìn ngọn nến được thắp lên bên dòng sông Cái, trang nghiêm, tĩnh lặng trong khắc giây mặc niệm. Khi đưa tay châm ngọn nến đầu tiên, một điều gì hơn cả nỗi xót xa dâng lên nghẹn ngào khiến tôi bật khóc. Và tôi tin, không chỉ riêng mình tôi cảm thấy vậy. Tôi không muốn gọi tên một buổi lễ “tưởng niệm” đặc biệt mà họa sĩ Doãn Hoàng Kiên phát tâm thực hiện là một buổi thực hành nghệ thuật hay là một buổi lễ “tưởng niệm” đơn thuần. Đôi khi, ranh giới giữa hai phạm trù ấy biến mất, lúc ấy, nghệ thuật ở giữa, ở trong đời sống thường ngày và cũng là lúc sự đẹp đẽ xuất hiện. Làm nghệ thuật không dễ, càng bất khả nếu không làm bằng cái tâm chân thành của mình. Giá trị của một tác phẩm không phụ thuộc vào việc mình tiêu tốn cho nó bao nhiêu tiền, thời gian hay công sức mà ở ý tưởng, tâm nguyện và sự thông minh trong việc sử dụng linh hoạt những gì mình có. Hơn một nghìn ngọn nến, lung linh sáng trong chừng ấy thời gian ở bãi sông nhiều gió, không hề là chuyện dễ dàng. Tôi thấy mình may mắn khi được mời tham dự buổi lễ này. Cảm ơn anh vì nghĩa cử đẹp đẽ anh dành cho đồng bào mình.”
Có thể nói, “tưởng niệm” là một dự án triển lãm nghệ thuật sắp đặt đầu tiên ở Việt Nam do họa sĩ Doãn Hoàng Kiên thực hiện nhằm tưởng nhớ những người dân đã mất vì Covid - 19. Do điều kiện đất nước đang trong giai đoạn “bình thường mới” nên triển lãm của họa sĩ chỉ diễn ra trong một quy mô hạn chế số người tham dự, trên một bãi ven dòng sông Hồng gần đoạn tiếp giáp với sông Đuống.
Một điều kỳ lạ khó lý giải là khi thử nghiệm trong môi trường kín gió là xưởng vẽ, mỗi ngọn nến chỉ cháy được 4 giờ, nhưng khi được sắp đặt trong một không gian bãi sông Hồng lộng gió, có những mô - đun vẫn thắp sáng tới 6 tiếng đồng hồ.
Facebook Đăng Tiêu chia sẻ: “hơn một nghìn ngọn nến đã được thắp lên, ngay bên sông. Chúng tôi cùng nhau châm lửa và cầu nguyện cho những linh hồn đã dời xa cuộc sống này vì Covid - 19. Người nghệ sĩ nói với tôi, anh có ý tưởng này từ cách đây nhiều tháng. Và kể từ khi đó, nó trở thành một việc mà anh muốn, anh cần và gần như buộc phải làm. Tôi nghĩ, có lẽ nó là món nợ. Thứ mà một người nghệ sĩ như anh phải trả, không phải cho ai, không phải cho đời, mà cho chính lương tâm mình. Khi cùng Doãn Hoàng Kiên và các nghệ sĩ thắp nến, tôi đã nghĩ rằng bằng cách nào đó nghệ thuật luôn làm chúng ta xích lại gần nhau. Đôi khi không cần đến ngôn từ của văn học, không chỉ màu sắc của hội hoạ, giai điệu của âm nhạc. Mà chỉ cần sự im ắng này, như những ngọn lửa câm lặng mà rực rỡ, nhỏ bé mà chói loà, bập bùng mong manh mà dai dẳng le lói. Chúng tôi gặp gỡ nhau và trò chuyện, giữa bãi sông mênh mông gió và rì rào sóng. Nhưng khi nhìn ngắm những ngọn nến tôi thấy mọi âm thanh đều chìm đi, lắng xuống. Chỉ còn chúng tôi, hoang hoải và trong trẻo như những đứa trẻ. Với hàng nghìn ngọn nến vô thanh và rồi trong một khoảnh khắc, tôi đã thấy chúng vô sắc, vô hình.”
Tiếng nói của nghệ thuật
“Một tác phẩm nghệ thuật đương đại sống, thành công là nhờ có sự đóng góp, chia sẻ và tương tác của tất cả mọi người.” - họa sĩ Doãn Hoàng Kiên.
Theo đúng ý nghĩa của một tác phẩm sắp đặt, tất cả những người tham dự triển lãm đều bắt tay tham gia thắp lên những ngọn nến, cùng thực hành, cùng đồng sáng tạo nghệ thuật, chia sẻ, cầu nguyện và tưởng niệm. Mỗi người tham dự cũng là một bộ phận của chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật sắp đặt, tham gia vào quá trình phát triển ý nghĩa, mà nếu thiếu họ, tác phẩm sắp đặt sẽ chỉ là một khối vật liệu trơ lì trong trạng thái tĩnh. Vẻ đẹp của nghệ thuật sắp đặt, nằm ở chính nội tại, khi nó được hoàn thành và đến với công chúng trong không gian trưng bày.
Chia sẻ từ họa sĩ Doãn Hoàng Kiên: “dự án với tinh thần dùng ngôn ngữ nghệ thuật để chuyển tải thông điệp nhân văn của tôi đã hoàn thành sau gần hai tháng vất vả, ròng rã. Dự án khai mạc trong tình cảm bạn bè thân hữu đúng như ước nguyện của tôi tuyên bố trên trang facebook cá nhân từ tháng 8/2021 về một tác phẩm sắp đặt để cầu nguyện, tưởng niệm và tri ân, tưởng nhớ những người đã mất vì đại dịch covid - 19 trong nước và thế giới! 36 mô - đun được thắp sáng với hơn 1.000 ngọn nến đã được thắp để cầu nguyện, tưởng niệm cùng lòng nhân ái!”
Đại dịch Covid - 19 đã diễn ra, kéo dài trong suốt hai năm qua, gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn đối với nhân loại, không những làm lay chuyển kinh tế - xã hội mà còn đảo lộn cuộc sống cá nhân của rất nhiều người. Nó đã cướp đi hơn 5,2 triệu sinh mạng người dân vô tội trên toàn cầu. Trong đó, có hơn 26.400 người dân Việt Nam. Như để làm vơi đi bi thương tột cùng, họa sĩ Doãn Hoàng Kiên đã công bố một dự án nghệ thuật sắp đặt với tên gọi “tưởng niệm” vào ngày 4/12/2021 nhằm tưởng nhớ đồng bào đã ra đi bởi đại dịch Covid - 19.
“Với thông điệp của mình, hy vọng sắp đặt “tưởng niệm” này sẽ chia sẻ được với nhiều người và hơn nữa, gây được nguồn cảm hứng cho một ai đó hoặc đơn giản chỉ là thay đổi được vài điều gì đó!“ – hoạ sĩ Doãn Hoàng Kiên.
Trong thời khắc mặc niệm, những số phận hay khoảnh khắc trầm tư mặc tưởng của những người tham gia dự án này, không gì lớn hơn ngôn ngữ của sự im lặng. Truyền tải thông điệp nhân văn đến từ lương tri và có lẽ không một thứ ngôn ngữ nào vượt qua mọi biên giới và chạm đến tất cả trái tim con người bằng ngôn ngữ phổ quát của nghệ thuật. Khi sự im lặng tưởng nhớ, gặp gỡ với nghệ thuật, thì lúc này nghệ thuật đã lên tiếng. Nghệ thuật dẫn đạo tất cả, hướng đến một mục đích lan tỏa, rằng, chúng ta không quên đi đau thương của dịch bệnh Covid - 19, luôn tích cực đoàn kết để hướng tới một tương lai tươi sáng.
“Xin được chân thành biết ơn, những sẻ chia giúp đỡ cho dự án nghệ thuật mang ý nghĩa tâm linh này từ bè bạn, gia đình… những người đã cùng tôi thắp lên ngọn lửa của lòng nhân ái! Chúng ta cùng thắp sáng trái tim - tình yêu và niềm hy vọng” - hoạ sĩ Doãn Hoàng Kiên./.
Quang Vinh
Cùng chuyên mục
- Tags:
- đại dịch Covid - 19 /
- giới hạn - limits /
- 36 mô - đun /
- tưởng niệm /
- hoạ sĩ Doãn Hoàng Kiên /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Temu dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, người mua cần làm ngay 2 điều để bảo vệ quyền lợi
DNTH: Phiên bản tiếng Việt trên website Temu đã bị gỡ bỏ.
Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024
DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...
16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh
DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...
Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV
DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...
Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’
DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
DNTH: Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...