Nghĩa Hiếu, Nghĩa Đàn, Nghệ An - Nạn khai thác tài nguyên khoáng sản diễn ra công khai

10:01 | 02/08/2020

DNTH: Thời gian vừa qua phóng viên nhận được rất nhiều phản ánh của người dân trên địa bàn xã Nghĩa Hiếu, Nghĩa Đàn, Nghệ An, về nạn khai thác đá cảnh hay còn gọi là đá Cổ Thạch.

Thời gian vừa qua phóng viên nhận được rất nhiều phản ánh của người dân trên địa bàn xã Nghĩa Hiếu, Nghĩa Đàn, Nghệ An, về nạn khai thác đá cảnh hay còn gọi là đá Cổ Thạch.

Để tìm hiểu thực hư về vấn đề này, phóng viên đã tìm về xã Nghĩa Hiếu huyện Nghĩa Đàn. Nằm ngay đối diện trụ sở làm việc của UBND xã Nghĩa Hiếu là cổng làng văn hóa Lê Lai. Men theo dọc tuyến đường làng văn hóa không khó để phóng viên ghi nhận hai bên tuyến đường có chiều dài gần 9 km là những điểm tập kết đá cảnh của những chủ mỏ khai thác, đi hết tuyến đường là nhiều địa điểm khai thác đá cảnh người dân ở đây gọi là Giếng đất.

Tuyến đường đi vào các mỏ khai thác đá cảnh.

Ghi nhận tại khu vực này, hàng chục quả đồi bị cày xé, đào bới, hoạt động với quy mô lớn. Hàng nghìn m3 đá cảnh nằm ngổn ngang khi PV tiếp cận điểm khai thác tiếp theo tại khu vực Giếng đất thuộc địa bàn xã Nghĩa Hiếu. 

Người dân ở đây cho biết đây là điểm khai thác đá cảnh của anh chị “Trinh Đông”. Điểm khai thác này được cảnh giới nghiêm ngặt khi có người lạ vào thì các vị trí này báo hiệu cho nhau để dừng các hoạt động.

Xe cẩu hàng dời khỏi vị trí khi bị phát hiện ghi hình.

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Sỹ Bình, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiếu chia sẻ hiện nay trên địa bàn xã có rất nhiều điểm khai thác đá cảnh hoạt động theo kiểu thổ phỉ. Xã đã nhiều lần kiểm tra và xử lý nhưng thực trạng trên vẫn diễn ra vì lực lượng quá mỏng và các mỏ thường trung chuyển hàng vào ban đêm. 

Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiếu làm việc với PV.

Khi PV hỏi các mỏ trên có được cấp phép để tiến hành khai khác với quy mô lớn như vậy không, ông Bình chia sẻ tất cả các vị trí khai thác trên hoàn toàn không được cấp phép, chỉ có vị trí của anh chị “Trinh Đông” được cấp phép theo hình thức cải tạo vườn.

Một người dân trên địa bàn xã Nghĩa Hiếu cho biết, đá cảnh này hoàn toàn tự nhiên họ khai thác và bán cho các thương lái với giá thị trường giao động từ 60.000đ đến 80.000đ/tấn là đá loại hai, còn có cục họ bán lên đến mấy trục triệu đồng, mỗi lần họ cẩu đi hàng trăm tấn, họ khai thác ở đây cả mấy năm rồi. Trên địa bàn xã này có mấy rất nhiều điểm như vậy.

Những quả đồi bị cày xé để khai thác đá cảnh.

 Với tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép này, các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An cần phải có biện pháp ngăn chặn xử lý triệt để và làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể đã buông lỏng trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, làm ảnh hưởng đến môi trường cuộc sống và gây bức xúc trong dư luận.

PV sẽ tiếp tục thông tin cho các bạn ở kỳ sau.

 

Phan Phương - Phạm Mơ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Siết chặt, ngăn tình trạng xuất lậu quặng sắt

Liên quan đến vấn đề quản lý xuất khẩu quặng sắt, cuối tháng 5 vừa qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo quyết liệt về việc quản lý hoạt động chế biến và xuất khẩu khoáng sản, nhất là quặng sắt.

Vụ “đất tặc” hoành hành suốt 2 năm: Làm việc với lãnh đạo xã xong, phóng viên bị "hỏi thăm"

Liên quan đến vụ việc một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ngang nhiên khai thác, vận chuyển đất trái phép mang đi bán kiếm lời, có dấu hiệu chính quyền địa phương “chống lưng” cho doanh nghiệp.

Hà Tĩnh: Phạt Cty CPĐT Xây dựng Nguyên Hà 33 triệu đồng vì khai thác đất trái phép

DNTH: UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định xử phạt Cty CPĐT Xây dựng Nguyên Hà với số tiền 33 triệu đồng vì đơn vị này đã khai thác đất trái phép để phục vụ công trình tại xã Sơn Hồng mà trước đó Tạp chí Doanh...

Hà Nội: Bắt giữ 10 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Trong đợt ra quân kiểm tra sáng 26/5, các đơn vị thuộc Phòng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát giao thông, Trung đoàn Cảnh sát cơ động… thuộc Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra tại 3 địa điểm trên sông Hồng, bắt giữ 10 tàu đang có hành...

Cát không phải là nguồn tài nguyên vô tận

Vấn nạn cát đang khiến cho nhiều người ngạc nhiên bởi không có bất kỳ một vât liệu nào mà khi được khai thác quá mức lại không gây ra tác động nặng nề đến hành tinh và cuộc sống con người.

Chuyên đề: Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng - Kỳ 1: Tổng quan về khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng tạo kết cấu cho nhà cửa, cầu đường và các công trình dân sinh, đáp ứng nhu cầu về đời sống cho con người. Các vật liệu đó, là tài nguyên của quốc gia và đa phần có trong tự nhiên như sắt, đất, đá, cát sỏi,...

XEM THÊM TIN