Chuyên đề: Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng - Kỳ 1: Tổng quan về khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng
20:40 | 21/05/2020
DNTH: Vật liệu xây dựng tạo kết cấu cho nhà cửa, cầu đường và các công trình dân sinh, đáp ứng nhu cầu về đời sống cho con người. Các vật liệu đó, là tài nguyên của quốc gia và đa phần có trong tự nhiên như sắt, đất, đá, cát sỏi, gỗ, phục vụ cho mục đích xây dựng. Thông qua sản phẩm tự nhiên, người ta có thể sản xuất ra những vật liệu nhân tạo, phù hợp với mục đích xây dựng.
Nhu cầu xây dựng những năm gần đây tăng cao, bởi quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Các nhà máy sản xuất xi măng, sắt thép, khai thác khoáng sản, sản xuất thiết bị xây dựng mọc lên như nấm, kéo theo nhiều phát sinh ngoài tầm kiểm soát về môi trường, quá tải về hạ tầng, ô nhiễm khói bụi và nguồn nước, môi sinh thường xuyên bị lên án. Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng là một ngành công nghiệp, được thiết lập ở nhiều địa phương khác nhau trên đất nước ta. Tuy nhiên, đa phần việc khai thác, sản xuất được triển khai ở các vùng nông thôn. Một mặt, do quá trình khai thác tự nhiên có thể làm biến đổi địa chất ở khu vực đó. Mặt khác, sản xuất vật liệu xây dựng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường xung quanh. Vì vậy, những nơi đông dân cư sẽ không phù hợp cho quá trình khai thác, sản xuất loại hàng hóa này.
Sự phát triển đó, kéo theo nhu cầu về vật liệu tăng cao, dẫn đến việc khai thác ồ ạt đất, đá, cát sỏi, nước ngầm, phục vụ nhu cầu sống của con người, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây biến đổi địa chất, tàn phá môi trường xung quanh. Xét về sở hữu, tài nguyên là tài sản quốc gia, việc khai thác đều có quy hoạch và quy trình hướng dẫn cụ thể, kèm theo các chế tài, nhằm kiểm soát quá trình khai thác đó. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, đa phần các đơn vị được cấp phép thường khai thác vượt quá giới hạn trong giấy phép, sai quy trình theo Luật khoáng sản và Nghị định 76/2000/NĐ-CP của Chính phủ, nhất là khai thác đá, cát và đất, làm thất thoát tài nguyên của quốc gia, tạo liên kết về lợi ích giữa cơ quan chức năng và đơn vị khai thác, tiềm ẩn rủi ro cao đối với người lao động.
Hàng loạt vụ tai nạn lao động trong quá trình khai thác đá, đã xảy ra gần đây, gây thiệt hại đến tính mạng và sức khỏe của người lao động, như vụ sạt lở mỏ đá của Công ty Cổ phần Minh Hưng, thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị ngày 25/8/2019, khiến 1 người chết, 2 người bị thương; Vụ nổ mìn sai khung giờ tại mỏ đá của Công ty CP Khai thác và Chế biến khoáng sản Thông Đạt (thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) ngày 25/3/2020, khiến 1 người tử vong. Những tai nạn trên, đa phần xuất phát từ việc không tuân thủ quy trình khai thác, như nổ mìn sai giờ quy định, khai thác không phân tầng, khai thác ngoài địa giới của mỏ… dẫn đến cái giá phải trả là tính mạng của người lao động.
Việc thất thoát tài nguyên cũng nóng bỏng không kém ở lĩnh vực khai thác cát. Nếu như khai thác đá, hiện trạng mỏ hoàn toàn lộ diện trước mắt, người dân cũng như cơ quan chức năng dễ dàng quan sát và đưa ra nhận xét, thì khai thác cát lại có một bức màn che là mặt nước. Ở đó, tình trạng “trộm cắp” tài nguyên chỉ bị phát hiện khi có một số dấu hiệu sai phạm, quy định tại Nghị định 23/2020/NĐ-CP và Nghị định 158/2016/NĐ-CP, như: Tàu hút hoạt động sai vị trí; Số lượng cát lấy ra khỏi mỏ cao hơn nhiều so với giấp phép khai thác, thông qua số lượng tàu hút mỗi ngày; Tàu hút cát hoạt động về đêm; Sạt lở bờ sông do khai thác vượt trữ lượng cấp phép của mỏ quá nhiều. Vì vậy, việc quản lý của các cơ quan chức năng càng cần nghiêm khắc hơn, tránh kẽ hở cho “cát tặc” hoạt động. Việc kiểm soát hoạt động khai thác cát sỏi, tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan mà phân ra như sau:
- Khoản 3, Điều 26, Nghị định 23/2020/NĐ-CP, quy định trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải trong hoạt động khai thác cát, sỏi: Chủ trì thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm theo thẩm quyền; Phối hợp với UBND cấp tỉnh liên quan trong việc kiểm tra, giám sát khối lượng cát, sỏi thu hồi (nếu có) trong quá trình duy tu, nạo vét các tuyến luồng đường thủy nội địa.
- Khoản 2, Điều 27, Nghị định 23/2020/NĐ-CP, quy định trách nhiệm của Bộ Công an trong hoạt động khai thác cát, sỏi: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn của các bộ, ngành liên quan trong công tác phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép; Vận chuyển, tập kết và kinh doanh cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp tập trung tại các khu vực giáp ranh giữa các địa phương. Cũng tại Khoản 3, điều 27 của Nghị định này nêu rõ: Chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị nghiệp vụ tăng cường tuần tra, kiểm tra, thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi theo quy định của pháp luật.
Luật pháp quy định trách nhiệm của các bộ, ngành là như vậy. Tuy nhiên, những tàu cát sai phạm thường hoạt động nhiều giờ đồng hồ tại một vị trí, nhưng rất ít khi thấy các cơ quan chức năng xuất hiện. Cá biệt có trường hợp, Cảnh sát giao thông (CSGT) đường thủy lên tàu hút cát có dấu hiệu sai phạm, sau vài phút, CSGT rời đi nhưng tàu vẫn hoạt động bình thường. Nó chứng minh một điều, nơi nào có hiện tượng “cát tặc” hoành hành, thì nơi đó đã có “thỏa hiệp ngầm”, giữa cơ quan thực thi pháp luật và đơn vị khai thác.
Ở những đất nước phát triển, nguồn tài nguyên được quản lý rất chặt chẽ, thông qua các công cụ đánh giá tác động môi trường, khí hậu, thiên tai và những yếu tố ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Từ đó, kế hoạch khai thác được hình thành, quy trình kiểm soát khai thác được triệt để thực hiện. Bởi “trộm cắp” tài sản quốc gia, sẽ kèm theo những hình phạt rất nặng. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc kiểm soát các nguồn tài nguyên còn lỏng lẻo. Cơ quan chức năng tại cơ sở, đôi khi vì những lý do nào đó mà tự cho mình được quyền nới lỏng hành lang pháp lý, gây thất thoát tài nguyên, để lại hệ lụy cho các thế hệ sau. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp tạo ra các dòng tiền “bất chính”. Đã có nhiều vụ tranh giành quyền khai thác xảy ra trên sông, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Bản chất của việc tranh giành, đều do địa điểm khai thác thường ở vị trí nhạy cảm như hai mỏ cạnh nhau, dẫn đến ranh giới khai thác bị chồng lấn; Điểm mỏ đã hết hạn theo giấy phép khai thác, nên các tàu tranh nhau khai thác trộm; Các tàu cát cùng khai thác ở vị trí không được cấp phép khai thác. Vì vậy có thể khẳng định, phải có “máu mặt” mới giữ được các điểm khai thác của mình, một cách ổn định và “đèn xanh” của cơ quan chức năng phải được bật, thì “cát tặc” mới có đất hoành hành, thao túng như vậy.
Đối với tài nguyên đất, đa phần được khai thác làm gạch ốp lát, gạch xây dựng, san lấp mặt bằng. Trong đó, đất sét trắng kết hợp với Cao lanh (Kaolin), Pen Pat(Felspar) và một số vật liệu khác, để cho ra sản phẩm gạch ốp lát Granite và Ceramic, có giá trị cao trên thị trường vật liệu xây dựng. Đất sét vàng thường làm gạch nung, tạo khung cho các công trình nhà cửa, vật kiến trúc. Đây là loại vật liệu được khai thác rất nhiều trên mọi miền tổ quốc. Với công nghệ nung bằng than đá, sản xuất gạch gây ô nhiễm không khí, phá huỷ tầng ozon, là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, các chế tài nhằm kiểm soát chặt chẽ quá trình khái thác và sản xuất gạch xây dựng, được triệt để thực hiện. Tuy nhiên, khai thác đất sét vàng làm gạch nung, phục vụ xây dựng, mang lại hiệu quả thấp nên mức độ quan tâm của xã hội không cao. Thêm vào đó, sản phẩm thay thế đa dạng như gạch cốt liệu (làm từ xi măng và đá vụn), gạch không nung (làm từ phế liệu xây dựng và các vật liệu khác) và nhiều sản phẩm tạo khung xương khác cho công trình xây dựng. Từ những nguyên nhân đó, mà việc xin cấp phép khai thác thường chỉ có cho đủ thủ tục. Đa phần nguyên liệu làm gạch được khai thác “chui”, tránh phát sinh thuế tài nguyên phải nộp cho nhà nước và các loại phí khác.
Hiện trạng chung về khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng cho thấy, chúng ta đang “coi nhẹ” nguồn tài nguyên quốc gia. Một nguyên nhân nữa có thể do nhóm lợi ích chi phối, nên những việc làm sai quy định được cơ quan chức năng dung túng, làm ngơ, trước ánh mắt soi xét của công chúng. Để niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị được bảo vệ, cần có chế tài nghiêm khắc hơn, đối với những người thực thi pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng. Ở nội dung kỳ tiếp theo, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả tình trạng khai thác đá xây dựng, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình./.
Vũ Chiến
Hà Nội: “Cát tặc” vẫn ngang nhiên dàn trận, đục khoét sông Hồng
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, và các ban ngành liên quan đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép. Tuy nhiên, tại một số vị trí trên sông Hồng (thuộc địa phận TP. Hà Nội), hàng...
Siết chặt, ngăn tình trạng xuất lậu quặng sắt
Liên quan đến vấn đề quản lý xuất khẩu quặng sắt, cuối tháng 5 vừa qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo quyết liệt về việc quản lý hoạt động chế biến và xuất khẩu khoáng sản, nhất là quặng sắt.
Vụ “đất tặc” hoành hành suốt 2 năm: Làm việc với lãnh đạo xã xong, phóng viên bị "hỏi thăm"
Liên quan đến vụ việc một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ngang nhiên khai thác, vận chuyển đất trái phép mang đi bán kiếm lời, có dấu hiệu chính quyền địa phương “chống lưng” cho doanh nghiệp.
Hà Tĩnh: Phạt Cty CPĐT Xây dựng Nguyên Hà 33 triệu đồng vì khai thác đất trái phép
DNTH: UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định xử phạt Cty CPĐT Xây dựng Nguyên Hà với số tiền 33 triệu đồng vì đơn vị này đã khai thác đất trái phép để phục vụ công trình tại xã Sơn Hồng mà trước đó Tạp chí Doanh...
Hà Nội: Bắt giữ 10 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Trong đợt ra quân kiểm tra sáng 26/5, các đơn vị thuộc Phòng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát giao thông, Trung đoàn Cảnh sát cơ động… thuộc Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra tại 3 địa điểm trên sông Hồng, bắt giữ 10 tàu đang có hành...
Cát không phải là nguồn tài nguyên vô tận
Vấn nạn cát đang khiến cho nhiều người ngạc nhiên bởi không có bất kỳ một vât liệu nào mà khi được khai thác quá mức lại không gây ra tác động nặng nề đến hành tinh và cuộc sống con người.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...