Người Tày làm chè hữu cơ thoát nghèo

15:50 | 19/08/2019

DNTH: Sản phẩm Chè hữu cơ Bản Liền (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) từ lâu đã nức tiếng trong và ngoài nước bởi hương vị thơm ngon, độc đáo.

Sau bao thăng trầm, đồng bào Tày địa phương đã biết cách bảo tồn giống chè quý, chú trọng đầu tư chăm sóc, chế biến đảm bảo chất lượng, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV trong sản xuất.

Nhờ đó vị thế và thương hiệu sản phẩm Chè hữu cơ Bản Liền ngày càng được khẳng định, mở ra cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho người dân nơi đây.

Anh Vàng A Dựng chăm sóc chè.

Tin vui nhất là sản phẩm Chè hữu cơ Bản Liền vừa được hội đồng thẩm định OCOP tỉnh Lào Cai công nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao của huyện Bắc Hà, mở ra cơ hội lớn để doanh nghiệp và người dân địa phương cùng chung tay giữ gìn thương hiệu, mở rộng vùng chuyên canh chè hàng hóa chất lượng theo hướng bền vững.

Trong số trên 500 ha chè Shan ở Bản Liền, có tới 400 ha được công nhận chè hữu cơ với 310 hộ nông dân tham gia liên kết, sản xuất. Cuối năm 2017, sản phẩm chè Shan Bắc Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ. Đây là động lực lớn để vùng chè Bản Liền không ngừng mở rộng diện tích, người dân địa phương cũng thêm mặn mà, gắn bó với cây chè Shan Tuyết.

Ông Nguyễn Tiến Hồng- Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Bắc Hà cho biết: Chè hữu cơ Bản Liền được Hội đồng OCOP tỉnh và huyện đánh giá là sản phẩm triển vọng, bởi chủ thể quản lý đã rất tích cực, đi đầu trong việc xây dựng phương án kinh doanh, bao tiêu sản phẩm và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, có liên doanh liên kết.

Cùng với đó, sản phẩm đầu vào 100% là nguyên liệu địa phương, người đứng ra quản lý, điều hành việc hỗ trợ sản phẩm lại là người bản địa. Đây đều là những tiêu chí rất quan trọng trong xây dựng các sản phẩm (OCOP).

Chè hữu cơ Bản Liền mở ra cơ hội thoát nghèo cho đồng bào vùng cao.

Hiện chè Bản Liền đã có tên trên bản đồ chè quốc tế, được cấp 3 chứng nhận thẩm định chất lượng từ Hoa Kỳ và EU. Từ nhiều năm nay, đã thực hiện việc xuất khẩu, chỉ cung ứng một lượng nhỏ cho thị trường trong nước.

Đáng chú ý, mô hình liên kết giữa nhà nước, người nông dân và doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả tích cực. Xưởng chế biến chè thuộc Công ty TNHH MTV Đầu tư & phát triển Bắc Hà nhiều năm nay là doanh nghiệp đứng ra ký kết, thu mua toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân với giá cả ổn định.

Để có sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ, đòi hỏi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kĩ thuật trồng, chăm sóc cây chè… từ việc đốn tỉa, bón phân đến thu hái… để sản phẩm cuối cùng đảm bảo tiêu chí sạch, an toàn, có chất lượng cao. Cũng chính từ sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đã tạo ra sản phẩm chè an toàn và có uy tín trên thị trường.

Mỗi năm đơn vị thu mua khoảng 600 – 800 tấn chè tươi và chế biến thành phẩm được 5 - 6 loại chè khác nhau với sản lượng đạt hơn 130 tấn chè khô xuất sang thị trường Châu Âu và các thị trường khó tính khác, luôn trong tình trạng cung ít hơn cầu. Cũng nhờ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, đơn vị đã tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho từ 10 đến 12 lao động địa phương lúc nông nhàn.

Theo tính toán của UBND huyện Bắc Hà, trung bình mỗi năm, người dân Bản Liền xuất bán cho doanh nghiệp và thị trường nội tiêu trong nước khoảng 600 - 1.000 tấn chè búp tươi, mang về nguồn thu hàng chục tỷ đồng. Trung bình mỗi ha chè của xã có thể đem lại nguồn thu từ 80 - 100 triệu đồng/năm, cao hơn gấp nhiều lần so với cấy lúa, trồng ngô.  

Lãnh đạo huyện Bắc Hà thăm xưởng chế biến chè tại Bản Liền.

Bên cạnh việc cung ứng chè cho HTX, nhiều hộ dân ở Bản Liền còn tự sao và chế biến chè búp khô bán trong tại huyện cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể.

Anh Vàng A Dựng ở đội 4, xã Bản Liền cho biết: “Trước đây, do chưa có thương hiệu nên sản phẩm chè của bà con làm ra khó tiêu thụ, giá bán lại thấp, đến nay mỗi ha chè có thể mang về nguồn thu từ 80 - 100 triệu đồng/năm. Gia đình tôi có gần 20ha chè hữu cơ, trong đó có 15ha đang cho thu hoạch. Bình quân mỗi năm chế biến được 5 tấn chè khô, thu về 400 triệu đồng, trừ chi phí, lãi gần 200 triệu”.

Nhờ trồng chè hữu cơ, không ít hộ gia đình có thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo. Cuối năm 2018, tỷ lệ hộ thoát nghèo của xã Bản Liền đạt 12%, hiện đang phấn đấu giảm tiếp 10% hộ nghèo trong năm 2019, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống còn 30%.

Để thực hiện được mục tiêu này, huyện Bắc Hà đang chú trọng quan tâm khai tiềm năng, lợi thế của địa phương, khai thác đi đôi với bảo tồn, nâng cao giá trị thương hiệu chè để hiệu quả mang lại ngày càng cao.

Theo KHUẤT LINH/Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang

DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...

XEM THÊM TIN