Nguồn lợi thủy sản suy giảm do ô nhiễm môi trường biển

14:10 | 28/09/2020

DNTH: Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, tăng trưởng kinh tế,... đe dọa đến sự sống của con người và khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, diện tích biển của nước ta chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông và được công nhận là một trong những vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên, địa chính trị quan trọng ở khu vực và thế giới.

Cụ thể, nước ta có khoảng 544 loài cá nước ngọt; trong đó có 243 loài cá ở các sông miền Bắc, 134 loài ở miền Trung và 255 loài ở miền Nam; và 700 loài động vật không xương sống. Tiềm năng thủy sản tự nhiên ở các vùng nước nội địa của Việt Nam rất lớn để phát triển khai thác, nuôi trồng và sinh kế cho người dân.

Tuy nhiên, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức như: Sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản ở cả vùng biển và vùng nội địa; ô nhiễm rác thải nhựa, suy thoái hệ sinh thái thuỷ sinh...

nguon loi thuy san suy giam do o nhiem moi truong bien
Một bãi biển ở Bình Thuận ngập trong rác thải. (Ảnh: Lekima Hùng)

Cả nước có tới trên 100 con sông, trong đó hơn 10 con sông đang ở mức độ ô nhiễm nặng, điển hình như sông Cầu, sông Đáy, sông Thị Vải… Tất cả các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền khiến ô nhiễm và suy thoái môi trường biển không ngừng gia tăng.

Báo cáo hiện trạng môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hàng năm các con sông thải ra biển 880 km3 nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như: các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đại dương đang là nơi hứng chịu lượng rác thải nhựa khổng lồ. Ước tính lượng rác thải nhựa đổ xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương. Những “đại dương ngập rác” sẽ giết chết những sinh vật biển bởi chưa có giải pháp nào xử lý được, trong khi phải mất rất nhiều thời gian để tự huỷ một cách tự nhiên.

Trong vùng biển Việt Nam có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 100 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt (trữ lượng hải sản giảm 16%).

Năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200 kg/hecta/vụ (năm 1980) đến nay chỉ còn 80 kg/hecta/vụ. Đáng nói, 1 hecta rừng ngập mặn trước đây có thể khai thác được khoảng 800 kg thuỷ sản thì hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước.

nguon loi thuy san suy giam do o nhiem moi truong bien
Nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sinh kế của người dân. (Ảnh minh họa)

Trước đó, Luật Thủy sản năm 2017 được Quốc hội thông qua được đánh giá là bước ngoặt lớn trong việc định hướng, các giải pháp cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, đến nay, tổng diện tích vùng biển thuộc các khu bảo tồn đã đi vào hoạt động là 133.766 hecta (11/16 khu), tương ứng 0,134% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam, đạt 55,8% so với mục tiêu được phê duyệt.

Ngày 21/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi được quy hoạch gồm các thủy vực thuộc vùng nội địa và vùng biển, hải đảo trên lãnh thổ Việt Nam. Ðối tượng của quy hoạch là khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác có thời hạn, khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản; sản lượng khai thác, cơ cấu tàu cá, đối tượng khai thác, lao động, hạ tầng phục vụ khai thác thủy sản…

Ðộng thái này được kỳ vọng sẽ tạo một bước ngoặt mới, quan trọng trong lĩnh vực khai thác, bảo tồn nguồn lợi thủy sản của đất nước trước mắt và lâu dài.

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, cần có định hướng đúng đắn về bảo tồn và phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường. Hy vọng, trong thời gian tới, tình trạng suy giảm nguồn lợi thủy sản sẽ từng bước được khắc phục.

Với một quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.000 km và hệ thống sông ngòi dày đặc, ngành thủy sản chiếm vai trò quan trọng với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, một điều đáng quan tâm hiện nay là nguồn lợi thủy sản của Việt Nam đang trên đà suy giảm.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trữ lượng nguồn lợi thủy sản của Việt Nam đã suy giảm từ 5,07 triệu tấn (2011-2015) xuống còn 4,36 triệu tấn (2016-2019). “Tốc độ suy giảm chậm hơn trước đây nhưng sản lượng suy giảm vẫn ở mức cao”, TS. Nguyễn Khắc Bát, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận xét.

Nguyễn Luận

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN