Thứ hai, 25/09/2023, 19:52

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Tin tức và sự kiện Vấn Đề Sự Kiện

Nguyên nhân công trình thủy nông lớn nhất Nghệ An có kinh phí 3.700 tỷ đồng, 13 năm vẫn chưa hoàn thành

DNTH: Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng (dự án) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt năm 2009 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, số vốn được phê duyệt là khoảng 3.700 tỷ đồng (trong đó có khoảng 1.500 tỷ đồng cho đền bù tái định cư, giải phóng mặt bằng - chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An). Hiện dự án mới chỉ hoàn thiện hơn 95% công trình. 
Thủ tướng khảo sát dự án thủy nông lớn nhất Nghệ An đang chậm tiến độ - Ảnh 1.
Chiều 23/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới khảo sát dự án hồ thủy lợi Bản Mồng. Ảnh: TL.

Nguyên nhân kéo dài dàn trải 13 năm

Dự án được xây dựng trên thượng nguồn sông Hiếu thuộc địa phận xã Yên Hợp, Quỳ Hợp (Nghệ An). Lòng hồ rộng 25 km2, chủ yếu nằm tại huyện Quỳ Châu (Nghệ An) và một phần thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hóa), sức chứa 225 triệu m3 nước.

Theo đó, mục tiêu của dự án là cấp nước tưới cho gần 19.000 ha ven sông Hiếu, cấp nước cho sông Cả về mùa kiệt với lưu lượng khoảng 22 m3/s và cho công nghiệp dân sinh, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn tham gia phát điện, cải tạo môi trường, đồng thời kết hợp giảm một phần lũ cho khu vực hạ du sông Hiếu.

Thủ tướng khảo sát dự án thủy nông lớn nhất Nghệ An đang chậm tiến độ - Ảnh 2.
Thủ tướng: việc phân bổ vốn đầu tư công dàn trải, manh mún, không trọng tâm, trọng điểm... Ảnh: TL

Trước việc dự án được phê duyệt tới nay 13 năm vẫn chưa hoàn thành, báo cáo Thủ tướng, các đơn vị nêu một số nguyên nhân:

- Vướng mắc về pháp lý khi Luật Đầu tư công năm 2019: không có quy định chuyển tiếp với các dự án trước đây được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư (nhưng không có quyết định chủ trương đầu tư), nay cần được phê duyệt bổ sung vốn đầu tư.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ) đang đề xuất các cơ quan có thẩm quyền bổ sung thêm vốn cho công trình, gồm kinh phí bổ sung cho giải phóng mặt bằng (chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa) và kinh phí bổ sung cho phần xây lắp.

- Theo báo cáo, hiện số vốn cho công trình đã được bổ sung, nhưng do vướng mắc pháp lý chưa được giải quyết nên chưa thể triển khai.

- Mặt khác, Bộ cũng đang trình các cơ quan có thẩm quyền dự án xây dựng hệ thống kênh dẫn nước (được tách thành dự án độc lập) với kinh phí khoảng 1.800 tỷ đồng.

Thủ tướng khảo sát dự án thủy nông lớn nhất Nghệ An đang chậm tiến độ - Ảnh 3.
Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng đã hoàn thiện hơn 95% phần công trình. Ảnh TL.

Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thành dự án để phát huy hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá một trong những nguyên nhân dẫn tới dự án kéo dài, không đúng tiến độ, không hoàn thành dứt điểm, gây lãng phí là do việc phân bổ vốn đầu tư công dàn trải, manh mún, không trọng tâm, trọng điểm.

Thực tiễn đang đặt ra bài toán khi có khoảng trống về pháp lý liên quan tới Luật Đầu tư công, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát các quy định của pháp luật, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét phương án xử lý các vướng mắc về mặt pháp lý. 

Thủ tướng yêu cầu, triển khai các công việc cần thiết theo quy định để khẩn trương hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất để phát huy hiệu quả.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị các cơ quan mời lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tham dự cuộc làm việc sắp tới để tham gia giải quyết vấn đề liên quan tới đền bù tái định cư, giải phóng mặt bằng cho dự án.

Hoàng Lan (T/h)

Cùng chuyên mục

Đất nước - Chỗ dựa vững chắc cho những ‘chiến sĩ’ tuyến đầu chống dịch

Đất nước - Chỗ dựa vững chắc cho những ‘chiến sĩ’ tuyến đầu...

Chỗ dựa lớn nhất, vững chắc nhất của những “chiến sĩ áo trắng” trên tuyến đầu chống dịch là sự đồng sức, đồng lòng cùng vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Phát miễn phí 5-10 triệu khẩu trang không phải quá lớn

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Phát miễn phí 5-10 triệu khẩu trang không...

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu từ ngày mai, tất cả các trụ sở, cơ quan, các bệnh viện, các nơi công cộng, nhà xe, bến tàu… phải phun khử khuẩn để phòng dịch virus corona.
Sáng 22/8, không có ca mắc mới, nhiều ổ dịch đã được kiểm soát

Sáng 22/8, không có ca mắc mới, nhiều ổ dịch đã được kiểm soát

6g sáng 22/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Đến nay các ổ dịch Đà Nẳng, Quảng Nam và Hải Dương đã được kiểm soát...
Bộ Y tế: Người dân không nên hoảng loạn, mua tích trữ đồ ăn

Bộ Y tế: Người dân không nên hoảng loạn, mua tích trữ đồ ăn

“Đừng hoảng loạn, đừng vội vã chạy đi mua sắm, tích trữ đồ ăn thức uống, giấy vệ sinh. Mọi thứ sẽ được cung ứng đủ, không bị thiếu... Vừa rồi chúng ta đã chống dịch rất tốt. Virus Corona chắc chắn không thể đánh bại chúng ta”, Phó Vụ trưởng Vụ truyền thông Bộ Y tế khuyến cáo.
Thủ tướng: Nhanh chóng ổn định tình hình, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường

Thủ tướng: Nhanh chóng ổn định tình hình, đưa đất nước trở lại...

DNTH: Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 chiều 21/6, tại Trụ sở Chính phủ.
96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: Báo chí trên tuyến đầu chống dịch Covid - 19

96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: Báo chí trên tuyến đầu chống...

DNTH: Gần một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, vị thế của báo chí và người làm báo đã được khẳng định. Ðây là bước phát triển rất đáng tự hào của báo chí cách mạng - đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Ðảng. Vai trò của đội quân xung kích ấy lại càng được thể hiện rõ trong bối cảnh hiện nay, khi cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc trong cuộc chiến chống đại dịch Covid - 19, báo chí Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào công tác thông tin, tuyên truyền, chung tay đẩy lùi Covid - 19.
Đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước

Đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước

Đổi mới sáng tạo là cuộc chơi mà mỗi quốc gia đều mặc định có mình trong đó và Việt Nam không phải ngoại lệ.
Trưởng căn cứ Bentiu - Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan: Xin cảm ơn những con người đến từ Việt Nam!

Trưởng căn cứ Bentiu - Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại...

"Chúng tôi cảm ơn Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam đã gửi những con người tuyệt vời tới đây để hỗ trợ chúng tôi, cũng như người dân Nam Sudan trong những thời khắc khó khăn," đó là chia sẻ mới đây của bà Hiroko Hirahara, Trưởng căn cứ Bentiu thuộc Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) tại Nam Sudan.